Tính kỷ luật tự giác, sự tự chủ và bình tĩnh đều bắt đầu với việc bạn kiểm
soát được suy nghĩ của mình. Như Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt từng
nói: “Không ai có thể khiến bạn cảm thấy thấp kém nếu bạn không chấp
nhận điều đó”.
Về cơ bản, có hai cách để bạn kiểm soát được bất kỳ tình huống nào khiến
bạn cảm thấy căng thẳng hay bất hạnh. Một là, bạn có thể hành động. Bạn
tiến lên phía trước và làm gì đó để thay đổi điều đó. Bạn khẳng định bản
thân trong tình huống đó và làm cho nó khác đi bằng cách này hay cách
khác. Và cách thứ hai cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần bước đi. Bạn có thể lấy
lại khả năng kiểm soát bằng cách lờ đi một người hay một tình huống nào đó
và chuyển sang làm một việc khác.
Một trong những nhiệm vụ chính của bạn là phải đạt được và giữ cho cuộc
sống của bạn luôn trong tầm kiểm soát. Đây là cơ sở nền tảng để bạn xây
dựng hạnh phúc và thành công lớn hơn trong tương lai. Hãy đảm bảo là nó
được duy trì liên tục.
2. Luật nhân quả
Luật nhân quả phát biểu rằng, mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có
một nguyên nhân. Nó còn được gọi là “Luật sắt của vũ trụ”. Theo luật này,
mọi thứ diễn ra đều có lý do, dù bạn có biết lý do đó hay không. Không có
sự ngẫu nhiễn nào. Chúng ta sống trong một vũ trụ có kỷ luật bị chi phối
chặt chẽ bởi luật và sự hiểu biết này là trung tâm của các luật hay nguyên tắc
khác.
Theo luật nhân quả, có nguyên nhân cụ thể của thành công và có nguyên
nhân cụ thể cho những thất bại. Có nguyên nhân cụ thể cho sức khỏe hay đau
ốm. Có nguyên nhân cụ thể cho hạnh phúc hay nỗi buồn. Nếu bạn muốn có
được nhiều kết quả mà bạn mong muốn trong cuộc sống thì một việc đơn
giản là tìm ra được nguyên nhân và lặp lại chúng. Nếu có một kết quả nào
trong cuộc sống mà bạn không thích, bạn cần phải tìm bằng được nguyên
nhân của nó và loại bỏ chúng.
Luật này rất đơn giản nhưng nó gây trở ngại cho đa số mọi người. Họ tiếp
tục làm hay không làm các việc tạo cho họ sự buồn chán và thất vọng, và sau
đó họ trách cứ những người khác hoặc xã hội vì những vấn đề của họ.
Sự điên rồ được định nghĩa là “làm những điều giống nhau theo một cách
giống nhau nhưng lại hy vọng đạt được kết quả khác”. Ở mức độ nào đó, tất