luyến nơi thâm cung để cười cợt chơi bời.
Hiếu Triết hoàng hậu nghe vậy, trong lòng thấy oan ức vô tả nhưng đành
cam chịu bởi không biết nói cùng ai.
May là Đông thái hậu yêu quý bà, nên thường hay gọi hoàng hậu vào cung
an ủi và khuyên bảo. Chẳng ngờ câu chuyện này lộ ra ngoài, khiến Tây thái
hậu càng tức giận. Bà bảo Đồng Trị:
- Tuệ phi hiền hậu khôn khéo, hoàng đế nên thường gần nàng. Còn hoàng
hậu tuổi quá nhỏ, chẳng hiểu được luật lệ, hoàng đế không nên quyến luyến
mãi để đại sự của triều đình bị bỏ bễ.
Câu này, Tây thái hậu cứ nói đi nói lại hoài, nói đến nỗi Đồng Trị phát bực
phát phiền, cuối cùng cũng không dám năng lui tới tẩm cung hoàng hậu
nữa. Tây thái hậu ngầm sai người tới dò la cử động của hoàng đế, thấy đêm
nào ngài tới cung của Hiếu Triết, thế là sáng hôm sau, bà lại cho một trận
nên thân. Đồng Trị tức quá đồng thời cũng chẳng thèm đến cung của Tuệ
phi nữa, quyết nằm một mình tại cung Kiến Thanh.
Những lúc rỗi rảnh, cô quạnh, ngài lại cho bọn tiểu thái giám quen thuộc
hồi nọ đi tìm cho ngài những trò giải trí mà xưa kia ngài thích.
Nhưng Đồng Trị sau đại hôn đâu có còn là Đồng Trị trước kia nữa. Những
trò chơi lúc trước trở nên nhạt nhẽo và càng khiến ngài buồn chán hơn.
Thấy vậy, Thôi tổng quản bèn nghĩ ra một cách: đưa gánh hát vào cung.
Lúc đầu, ngài xem hát, thích lắm. Về sau khi được xem qua tán tuồng "Du
long hí phượng" thì lòng xuân của ngài bị kích thích mạnh, bèn bảo tên tiểu
thái giám dẫn ra phố tìm thú vui.
Cuộc du ngoạn bên ngoài quả thú vị hơn trong cung cấm. Hoàng đế mệ
chơi không muốn về nữa, ở lỳ suốt ngày trong cái nhà chứa. Thôi tổng quản
biết vậy, nhưng không dám khuyên ngăn.
Mỗi ngày, sau khi thỉnh an hoàng thái hậu, ngài toạ triều một lát rồi lẻn
cổng hậu, tìm đến nhà chứa. Khi ra phố, ngài tự đặt cho mình một cái tên
riêng: Trần Bạt Công, người tỉnh Giang Tây. Sau khi chơi bời đã đời, hoàng
đế lảng vảng tới phòng trà, quán rượu, hoặc lang thang vào bất cứ chỗ nào
ồn ào, náo nhiệt đông vui.
Có một hôm, Tả đô ngự sử là Mao Văn Đạt cùng với Mãn đường quan là