mỉa của Thái hậu cho sư phó nghe.
Sư phó ông Đồng Hoà nghe rõ ràng gốc ngọn câu chuyện biết rằng Hoàng
đế vốn tính trung hậu, nên trên thì bị hoàng thái hậu dùng quyền lực áp chế,
dưới thì bị bọn thân vương thái giám bao vây lừa dối, càng cảm thấy
thương ngài vô hạn.
Hoà bèn tâu:
- Hiện nay thời cuộc bên ngoài thật hết sức khó khăn mà bên trong lại nhiều
chuyện. Hoàng thượng cần phải độc đoán mà chấn khởi kỷ cương triều
đình lại một phen, mong tạo lập sự nghiệp oanh liệt mới được. Hoàng
thượng hãy thu hồi đại chính của quốc gia vào tay, lúc đó mới có thể trấn
phục được bọn bày tôi bên dưới. Chuyện này lũ Nhật cậy mạnh dấy binh,
xin Hoàng thượng hạ lệnh hưng sư đánh tan lũ chúng.
Đại thắng chuyến này sẽ là dịp Hoàng thượng lập lại được oai quyền của
mình trong cũng như ngoài. Và lúc đó cũng còn là lúc khỏi cần phải để tâm
lo lắng quá nhiều về Thái hậu.
Quang Tự hoàng đế nghe lời ông Đồng Hoà, muốn khôi phục lại quyền
hành của mình, bèn truyền dụ cho Lý Hồng Chương tích cực chuẩn bị
chiến tranh. Chương nhận chỉ dụ trong lòng thực hết sức băn khoăn và tất
nhiên không vừa ý nhất là tại chuyện bao nhiêu kinh phí của Hải quân,
Hoàng thái hậu đã vét sạch để xây cất Di Hoà viên, song lệnh của Hoàng
đế, Chương chẳng lẽ dám trái.
Chương bèn điều động hai tướng Nhiếp Quý Lâm và Tả Bảo Quý đem
quân tới cứu ứng. Không ngờ quân của Lâm đại bại mà tướng Quý thì bị
chết tại trận tiền.
Lục quân đã bất lợi, Lý Hồng Chương tính dùng thuỷ quân tiến đánh. Lúc
này hải đội của Nhật Bản đã đánh vào Nhân Xuyên. Chương tức tốc truyền
lệnh cho đề đốc Đinh Nhữ Xương điều động hải quân xông lên cứu viện,
chiến thuyền của Trung Quốc lúc đó gồm có mười hai chiếc: Đính Viễn,
Trấn Viễn, Lai Viễn, Tĩnh Viễn, Trí Viễn, Dương Oai, Liêu Dũng, Bình
Viễn, Quang Giáp, Tế Viễn… Ngoài ra còn có tám chiếc thuỷ lôi đĩnh, lực
lượng còn đủ để đương đầu với Nhật.
Đề đốc Đinh Nhữ Xương thấy đại quân Nhật tiến chiếm cửa bể Nhân