Những chiến thuyền còn lại chiến đấu trong tuyệt vọng bị hạm đội Nhật
xiết chặt vòng vây và lần lượt bị bắt mang đi.
Chiến thuyền duy nhất chạy thoát trong trận này là chiếc soái hạm của Đinh
Nhữ Xương.
Thoát nạn, Xương vội cho chạy về bỏ neo ngoài cửa bể Lữ Thuận, bên
cạnh đảo Lưu Công, một mặt đánh điện hoả tốc về báo cáo quân tình cho
Lý Hồng Chương.
Về phía Nhật Bản, Minh Trị thiên hoàng nhân được tiệp báo liên tiếp bèn
đích thân huy động đại, đội người ngựa đồn trú tại Quảng đảo, một mặt hạ
lệnh cho Đại tướng lục quân là Sơn Hữu Minh chia quân tiến đánh Lữ
Thuận và cửa Uy Hải, suốt một dọc bờ biển mục đích để vây khốn tàn quân
Trung Quốc trong hải cảng để bắt sống.
Khi đoàn hải quân lục chiến đổ bộ được lên bờ, binh sĩ Nhật ào ạt xông vào
công phá các pháo đài. Chiếm được các pháo đài, đoàn quân Nhật Bản
quay họng súng lại nã trái pháo vào hạm đội Trung Quốc.
Thế là chỉ trong vài tiếng đồng hồ, toàn bộ hạm đội Trung Quốc đã tan tành
như xác pháo, buồm lái trôi lềnh bềnh trên mặt bể trông thảm hại không thể
nào tả xiết.
Trước tình cảnh này một viên chỉ huy pháo binh trên chiến thuyền Trấn
Viễn tên gọi Lê Nguyên Hồng không chịu nổi bị thương, hét to lên một
tiếng, co chân nhảy ùm xuống biển khơi tự vẫn. Nào ngờ khi Hồng lao
mình xuống biển, có người trên chiếc Phi Ưng của Nhật Bản trông thấy.
Thế là một chiếc ca nô được hạ thuỷ và xả hết tốc lực đến cứu Hồng. Bọn
lính Nhật vớt Hồng lên, không làm khó dễ gì Hồng lại còn đưa Hồng về
đảo Lưu Công.
Lê Nguyên Hồng tới đảo Lưu Công thấy Đinh Nhữ Xương ngồi trên soái
hạm mãi đằng xa, trên mũi hạm có treo chiếc cờ trắng tự bao giờ! Hồng hỏi
dò mới biết Xương đã viết thư cho viên Đại tướng Nhật Bản, yêu cầu bảo
toàn tính mạng cho binh sĩ toàn thuyền rồi tự uống thuốc độc chết.
Đại thắng mấy trận liền, quân Nhật tiến vào nội địa Trung Quốc như vũ
bão. Lục quân hết ngày này qua ngày khác báo tiệp, nào chiếm Cửu Liên
thành, nào Phụng Hoàng thành, nào hãm Cái Châu, nào Đại Liên, nào Tu