thằng lùn Nhật Bản đánh bại, phải cắt đất bồi thường! Cái mặt ta đây cũng
không còn vác lên nổi với thiên hạ, thì còn lòng nào mà đi dạo hoa viên nữa
chứ?
Quang Tự hoàng đế biết đây là những chế giễu mai mỉa của Tây thái hậu,
chi còn biết gục đầu xuống, miệng ngậm thinh như hến. Bầu không khí vô
cùng nặng nề. Bọn đại thần bèn họp lại với nhau bàn tính. Họ thoả thuận
với nhau thảo một đạo chỉ dụ đình chỉ việc khánh hạ, đệ trình lên hai cung
rồi ban xuống cho thần dân. Tờ chỉ dụ như sau:
"Tháng mười năm nay, ngày khánh đản lục tuần của ta, khắp nước mừng
vui, cùng cảm sâu niềm hoan lạc!
Đã đến ngày hoàng thượng đứa các thần công trong ngoài tới Vạn thọ sơn
để làm lễ khánh hạ. Tất nhiên từ Đại nội đền Di Hoà viên, dọc đường đi
qua, thần dân ai cũng muôn trần thiết kinh đàn, chưng bày lễ vật, để báo
hiệu công đức.
Ta nhân khoảng Khang Hi, Càn Long, sùng long thịnh điển thành hiên để
lại sau, hơn nữa, lại gặp lúc dân khang vật phụ, bốn bể binh an, cho nên
không thể chối từ, đành nhận lời mời của Hoàng thượng thụ hà tại Di Hoà
viên.
Bất ý tháng sáu vừa qua bọn giặc lùn (Nhật Bản) gây hấn xâm phạm phiên
trấn của ta, lại còn phá nát cả binh thuyền!
Bất đắc dĩ, ta phải hưng sư phạt tội, gây việc can qua, điều binh chinh tiễu.
Do đó sinh linh cả đôi nước đều phải chịu cái cảnh máu sông xương núi.
Cứ mỗi lần nghĩ tới ta càng lấy làm xót thương buồn bã. Trước đây, khi
cám cảnh khổ đau của sĩ tốt lúc lâm trận, ta đã đặc cách ban phát ba trăm
vạn lạng vàng của kho, mục đích để tư trợ, lân tuất mong hàn gắn cảnh
đau lòng.
Bởi thế cho nên dù cái ngày khánh đản đa gần kề thử hỏi còn có lòng nào
mà du ngoạn vui chơi và nhận những lời mừng chúc nơi Đài Lai?
Vậy nếu có gọi là đôi chút điển lễ của ngày khánh đản đi chăng nữa, thì
cũng chỉ nên cử hành ngay tại trong cung mà thôi. Tất cả công cuộc mừng
chúc tại Di Hoà viên phải tức khắc đình chi.
Khâm thử".