Chẳng bao lâu quần chúng Trung Hoa "xực" phải cái "yến" này, thân càng
gầy còm, vóc dáng càng ngày càng teo tóp, có kẻ chỉ còn lại có bộ xương
trông thảm thê vô cùng.
Trong làng nghiền này, bỗng xuất hiện tại tỉnh Quảng Đông, một tay trứ
danh về nấu yến, tên gọi Lục Tác Đồ. Yến do Đồ nấu thơm ngon lạ thường,
không ai bắt chước nổi.
Nhờ đâu mà Đồ có biệt tài ấy? Trước hết, Đồ có một cái giếng nước đã
trong, lại có một màu xanh xanh trông đẹp lạ, nhất là khi múc một ít đổ vào
trong một cái bát kiểu Giang Tây. Phải múc nước giếng này đem nấu yến
thì yến mới ngon thơm! Thay bằng một loại nước giếng khác, dù trong ngọt
đến đâu cũng chẳng có cách gì làm cho yến thơm được như vậy! Đó mới là
điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai vì Đồ có một phương pháp bí truyền trong kỹ thuật nấu yến.
Bí pháp này, ngay cả đến con trai cũng không được Đồ truyền dạy. Người
duy nhất được biết là bà Quách thị, vợ Đồ.
Hồi đó, các phú gia, đại hộ tỉnh Quảng Đông, tất cả đều phải nhờ bà Quách
tới nấu yến giùm cho. Cứ mỗi lần nấu như vậy là phải trả hai lạng bạc tiền
công. Nhờ đó, bà Quách lượm được khá nhiều tiền bạc.
Cái thứ yến hảo hạng số một Quảng Đông mà viên Tổng đốc Lưỡng Quảng
thấy ngon thơm quá, bèn sai bà Quách nấu một nồi bự, xong rồi đưa lên
kinh để hiếu kính Thái hậu.
Tây thái hậu dùng xong khen lấy khen lấy khen để, đặt ngay cho cái tước
hiệu "Cao Phúc thọ".
Từ đó trở về sau, kẻ nào được làm Tổng đốc Lưỡng Quảng cần phải biết
một lệ quy đặc biệt: đó là cứ hằng tháng, bắt buộc phải nấu cho bằng được
một nồi yến thơm ngon này để đưa về kinh hiếu kính thái hậu.
Điểm đặc biệt nữa là Thái hậu còn truyền dụ bắt thưởng cho bà Quách, mỗi
tháng hai trăm lạng bạc. Cũng vì vậy, danh tiếng Quách thị nổi lên cao như
núi, đến nỗi từ anh quan đại thần đến tên cùng đinh trong ngõ hẻm, ai cũng
đều biết cả.
Thế là khắp các tỉnh Trung Quốc, bọn văn quan võ tướng cỡ bự, có duyên
nợ với ả phù dung, thế nào cũng phải nhờ cho bằng được Quách thị nấu