Ông Đồng Hoà tâu:
- Đối với tình hình hiện tại, mọi cựu chế của Tiên hoàng không còn thích
dụng nữa. Ngu thần thi lại bất tài không tìm ra lượng pháp, khiến tất lại hoá
xấu, hay lại hoá dở. Bởi thế, chỉ còn một cách là nhường lại cho bọn hậu
bối tài cán đủ khả năng, cố hết tâm sức kiến công lập nghiệp là hơn!
Quang Tự hoàng đế khảng khái nói:
- Nếu sư phó không chịu cáng đáng trọng trách đó Trẫm sẽ quyết ý trọng
dụng bọn người mới Khang Hữu Vy vậy? Vậy xin nhờ sư phó thay trẫm
truyền dụ ra ngoài, gọi Khang Hữu Vy ngày mai vào bệ kiến.
Ông Đồng Hoà lĩnh chỉ lui ra, tới báo cho Khang Hữu Vy.
Khang Hữu Vy vốn là người có chí lớn. Trước năm Giáp Ngọ, Khang đã có
lần dâng thư điều trần chính kiến của mình: Thế nào là khoa học… Làm
sao để chấn hưng nền giáo dục v.v…
Bọn đại thần người Mãn cho rằng Khang khùng, chỉ nói bậy nói bạ, đem ỉm
luôn bản điều trần của Khang, quyết không trình lên hoàng đế. Có điều rắc
rối là năm đó ông Đồng Hoà làm chủ khảo trường thi, có đọc văn của
Khang, thấy Khang là một tay kỳ tài, liền cho đậu tiến sĩ. Từ đó, giữa ông
và Khang tự nhiên có cái tình thày trò.
Bởi thế, ông Đồng Hoà mới đem hết sức mình để tiến cử lên Đức Tông.
Quang Tự hoàng đế đã có ý muốn triệu Khang Hữu Vy để chính mình được
hỏi những điều cần thiết. Song triều đình còn có luật pháp, không tiện vượt
qua. Ngài đành phải hạ dụ cho Khang tạm thời hãy nhận chức Học tập hành
tẩu tại Tổng lý nha môn, chờ ít lâu sẽ thăng lên làm Hàn lâm viện thị giám.
Chính lúc này là lúc ngài có thể triệu kiến một cách dễ dàng, không còn
phải e ngại dư luận.
Đến hôm được dụ triệu kiến, Khang Hữu Vy đầu đội mũ long linh rực rỡ, đi
thẳng vào Tiên điện để kiến giá.
Quang Tự hoàng đế đợi Khang hành lễ xong, mới cất tiếng hỏi về chính
sách "Tự cường" của Khang.
Khang Hữu Vy liền trần thuật luôn ba kế sách lớn như sau:
1) Tập hợp hết thảy người tài lại để mưu việc biến chính.
2) Chọn lựa Tây sách (kế sách của Tây phương) để định rõ quốc sách.