đều phải gắng sức hướng lên, nổi hăng mà mưu đồ sự giàu mạnh, học tập
lấy lễ nghĩa của thành hiền, chọn những điều của Tây học thích hợp với
chế độ để bổ túc những chỗ thiếu sót, chủ đích chỉ mong cầu tinh tiến để
đợi lúc sử dụng.
Kinh sư là nơi thủ đô của toàn quốc, học đường phải nên sáng lập. Nếu các
bậc thần công trong ngoài từ vương công trở xuống cho đến các nhân viên,
các ty, các bộ, các vị thế chức Bát Kỳ cung như đám bậu duệ của văn vô
đình thần, muốn xin đi học, thì sẽ được nhập học, giáo dục thành nhân tài
đế vì nước xuất lực, giúp đời gỡ rối.
Hỡi các thần công! Các ngươi không được tự ý thủ cựu mà viện dân này
nọ, làm chậm chế việc thi bành, khiến nỗi trên thì phụ lòng triều đình thiết
tha với các giới, dưới thì tự mình đã lẫn lại kéo thêm người lầm với mình.
Và như thế hậu hoạ không còn gì to lớn hơn nữa! Nay đặc dụ cho thán
công nội ngoại toàn thể đều biệt.
Khâm thử".
Đạo thượng dụ này vừa ban xuống, chỉ trong nháy mắt, tin tức đã đồn dậy
trong ngoài. Khang Hữu Vy ngay lúc đó cũng được vời vào cung để hỏi ý
kiến. Nhất thời được minh quân chiếu cố tới mình, Khang quả là người mà
toàn triều văn võ bá quan không ai dám sánh.
Khang Hữu Vy bảo tiến thêm mấy nhân vật mới nữa giúp đỡ trong việc
biện lý tân chính.
Đó là Từ Trí Tĩnh và hai người con Từ Nhân Trú và Từ Nhân Kinh. Khang
lại bảo tiến người em ruột là Khang Quảng Nhân, người đệ tử là Lương
Khải Siêu.
Lương Khải Siêu là người huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông, vốn là một
thư sinh. Do sự bảo tiến của thày, Lương được hưởng hàm lục phẩm, phụ
trách việc dịch sách trong Dịch thư cục.
Mặt khác, Tuần phủ Hồ Nam là Trần Bảo Hàm cũng bảo tiến Lưu Quang
Đệ. Dương Nhuệ. Thị lang Tử Kính Tĩnh cũng bảo tiến Đàm Tự Hồng. Hộ
bộ tả thị lang Trương Âm Hoàn lại bảo tiến Vương Tích Phồn, Ngự sử
Dương Thâm Tú bảo tiến Đinh Duy Lỗ.