Ý đã định, Tây thái hậu bèn cho gọi ngay Đoan vương Tài Ỷ vào Di Hoà
viên để nghị sự. Bà đem chỉ dụ lập Phổ Tuấn lên nối ngôi Đức Tông, tức là
Mục Tông cho vương xem.
Đoan vương mừng rơn, vâng chịu ngay. Vương bèn chọn ngay ngày lành
giờ tốt để đưa cậu con trai mình vào làm hoàng đế tương lai, gọi là Đại A
Kha.
Thế là Tây thái hậu đã thực hiện được phần đầu của kế hoạch. Sang phần
thứ hai, bà lấy danh hiệu lập sử chiêu dụ trong ngoài, từ đại thần tiểu thần
đến quần chúng chuẩn bị phế bỏ Đức Tông để đưa Tuấn lên chính vị hoàng
đế. Mặt khác bà thông báo cho các quan lại khắp nơi biết là sang năm mới
sẽ có cuộc đăng vị của tân quân.
Chỉ dụ này vừa ban bố ra chưa được bao lâu thì bọn cựu thần như Vương
Mông Lâu, Tôn Dục Văn đều dâng sớ lên tranh biện phải trái.
Bọn cương thần ngoài biên ải như Lý Hồng Chương, Trương Chi Động,
Lưu Khôn cũng gởi tấu chương về triều như bươm bướm để can gián. Họ
lấy lý do Đức Tông chưa từng làm điều gì thất đức, chớ nên bầy chuyện
phế lập để sinh rắc rối. Ngoài ra, bọn ngoại quốc như Anh, Pháp, Nhật, Nga
cũng gởi thư cảnh cáo. Bọn này thì sợ việc phế lập này sẽ gây ra chuyện
khủng hoảng nội chính cho Trung Quốc, có hại cho quyền lợi của họ.
Tây thái hậu thấy tình hình xôn xao như vậy, chỉ đành gọi bọn đại thần vây
cánh vào cung bàn tính. Sử quân (vua nối ngôi) đã sẵn rồi, chỉ còn có việc
phế lập. Nhưng nên để khi tình thế bên ngoài tạm lắng dịu lúc đó hãy tính.
Việc ngăn trở này đột nhiên xảy ra, khắp triều chẳng có anh nào dám bàn
chuyện phế lập nữa. Duy chỉ có Đoan vương Tài Ỷ là tức đến hộc máu,
gầm gừ hậm hực suốt ngày. Ông tiếc cái phút vinh hoa khi được thấy thằng
con trai Phổ Tuấn của ông ngồi ngất ngưởng trên ngôi báu. Ông còn tức
một điều nữa là cái bọn ngoại nhân kia tự dựng nhảy vào chuyện. Bọn đình
thần cũng như bọn cương thần, ông còn có thể dùng uy quyền áp chế để
thực hiện ý minh được, chứ đến những điều khuyến, cáo nảy lửa và nguy
hiểm của bọn ngoại quốc thì quả khó mà vượt qua. Bởi thế, Đoan vương
sau chuyến làm thái thượng hoàng hụt này, càng lấy làm căm tức bọn ngoại
quốc, coi như không đội trời chung. Từ đó về sau, ông thường nghĩ mưu