cho Dụ Lộc biết và bảo tuỳ nghi hành sự.
Đoan vương sau đó cũng vào triều, đem việc Nghĩa hoà đoàn thần thông
quảng đại chủ trương bảo Thanh diệt Dương, tâu lên Tây thái hậu. Ai ngờ
bị bà lập tức bác bỏ. Đoan vương thấy thế bèn ra thương nghị cùng Cương
Nghị một mặt chiêu tiếp bọn Nghĩa hoà đoàn, một mặt nhờ Lý Liên Anh
nói hùn vào trước mặt Tây thái hậu.
Quả nhiên kế sách này có giá trị. Tây thái hậu tuy lúc đầu không tin nhưng
về sau thấy bọn thần tử của mình chúng khẩu đồng từ xem ra tán dương rõ
rệt, bà cũng đành nghe theo.
Bọn Nghĩa hoà đoàn ở Thiên Tân bèn nườm nượp kéo nhau vào Bắc Kinh.
Bất cứ tới đâu họ cũng lập đền để truyền đạo Bạch Liên giáo, mặt khác, đất
phá nhà thờ đạo Công giáo, bắt được người công giáo nào cũng gán cho cái
tội gián điệp thông đồng với bọn quỷ trắng Tây phương, bán nước cầu vinh,
giết liền.
Bọn công sứ của các nước Tây phương thấy thế đứng lên can thiệp, nhưng
Tổng đốc Trực Lệ Du Lộ vốn đã được bọn Đoan vương chỉ bảo, cứ lờ đi,
chẳng phân xử gì cả. Bọn công sứ Tây chẳng còn cách nào hơn là điều binh
khiển tướng bảo vệ lấy mình.
Tin tức đến tai Nghĩa hoà đoàn. Bọn họ yêu cầu Đoan vương cho kéo tới
vây quán công sứ. Đoan vương nhất thời không dám tác chủ, còn đang do
dự. Nhưng bọn Nghĩa hoà vây phía ngoài quán càng ngày càng đông, đánh
trống đánh mõ, hò hét om xòm, chỉ chực nhảy bổ vào phía trong để nuốt
chửng lấy bọn ngoại quốc.
Giữa lúc gay cấn đó, viên thư ký sứ quán Nhật Bản tên là Sam Sơn Bân
Mộc và viên công sứ Đức quốc tên là Khắc Lâm Đức cưỡi xe cũng vừa đi
tới. Bọn Nghĩa hoà đoàn chợt trông thấy viên thư ký Nhật nọ, liền đồng
thanh hô lớn: "Giết thằng Nhật Bản, báo thù cuộc chiến bại Giáp Ngọ".
Người thì đông, tiếng hô thì to, thế là chẳng còn ai nghe ai, máu bốc lên, họ
xông vào kẻ đấm người đạp, kẻ đâm người chém. Tên Nhật bị vằm ra như
cám ngay trên chiếc xe của y. Viên công sứ Đức thấy thế nguy, biết không
thể nói năng, giải thích gì được, liền quay đầu ù té chạy. Người Nghĩa hoà
đoàn thấy y chạy, vội hô lớn: "Giết thằng Tây phương! Giết thằng Tây