Triều đình Mãn Thanh nhận thấy cách mạng hoạt động thường nổ ra đó đây
gây nhiều vụ náo loạn, bèn ra lệnh truy nã các đảng viên cách mạng gắt
gao.
Từ Tích Lân thấy mình là một anh lưu học sinh, nhất cử nhất động đều bị
bọn quan lại địa phương theo dõi, tự biết mình rơi vào thế bất lực trong
việc hoạch định kế sách. Bởi thế Lân nhận ra rằng phi nhảy vào trong chính
giới quyết không thể hoạt động gì được. Hơn nữa, lúc này Lân hai tay trắng
thì thử hỏi làm ăn gì được. Giữa lúc tiến thoái lưỡng nạn ấy, Lân may thay
gặp được một nữ hiệp tên gọi Thu Cẩn.
Thu Cẩn và Tích Lân vừa giao đàm, tức thì hợp ý tâm đầu ngay. Thế là Thu
Cẩn bỏ tiền ra giúp Tích Lân hoạt động.
Thu Cẩn vốn là một người đẹp nổi tiếng đương thời, lại là con gái trong
một gia đình khá giả, đã từng tốt nghiệp tại đại học đường. Sau khi tốt
nghiệp, nàng còn đi du lịch khắp Anh, Mỹ, Nhật Bản. Vừa có tài năng vừa
có tư tưởng cách mạng, nàng được rất nhiều người tôn trọng. Cũng nhờ có
ưu điểm này nàng thường giao du với bọn quan trường hiện đại, đấy chính
là một con đường rất thuận lợi, khả dĩ giúp Từ Tích Lân hoạt động được.
Sau khi hai người đã tính toán trù liệu, Từ Tích Lân bèn mua lấy một chức
đạo viên, để tiện việc hoạt động chính trị cách mạng, còn Thu Cẩn thì trở
về quê nàng tức Thiệu Hưng, để tổ chức một trường học gọi là Đại thông
học đường, mong quảng bá được tư tưởng cách mạng của mình.
Từ Tích Lân từ khi quyên được chức vị đạo viên, liền dốc hết tâm, mưu sự
trong giới quan trường. Lân xoay sở nhập vào được cửa của viên quan phủ
đài An Thuỷ tên là Ân Minh.
Chỉ cần thảo luận có một hôm thôi, Lân đã được Ân Minh công nhận là
một nhân tài của đất nước. Thế là Lân được trọng dụng. Ít lâu sau, Lân