tử, có còn ai được nàng coi trọng nữa đâu. Song đối với hai phi Trân, Cẩn
của Quang Tự hoàng đế, nàng lại hết sức tử tế, đem hết tâm ngầm giúp
trước Tây thái hậu.
Năm Canh Tý loạn quyền phỉ, Tây thái hậu bức tử Trân phi, Du phi thường
trong những lúc vắng vẻ khóc lóc thương tiếc Trân phi không lúc nào
nguôi. Rồi những lúc thấy Long Dụ hoàng hậu bắt nạt Cẩn phi, Du phi cố
đem hết sức mình để che chở cho Cẩn. Nàng nói thẳng với hoàng hậu:
- Nàng ta có hai chị em đồng thời tiến cung hầu hạ hoàng thượng. ân sủng
chưa thấy đâu, mà một đã chết tức tưởi rồi. Ấy thế mà bọn ta lại còn bắt
khoan, bắt nhặt này nọ, thì chẳng hoá ra bọn ta nhẫn tâm quá sao? Mà cũng
tiểu nhân quá sao?
Long Dụ hoàng hậu bị Du phi "dạy" cho một hồi như vậy, từ đó cạch luôn,
không dám nạt nộ Cẩn phi nữa. Chính nhờ được Du phi ám trợ tích cực như
vậy, cho nên Cẩn phi mới dễ thở trong những ngày về sau này. ân nhân đem
hết tâm lực vì mình như vậy đấy, nhưng Cẩn phi nào có biết gì. Âu cũng là
một điều đẹp trong muôn vàn cái xấu xa bẩn thỉu của cung Thanh.
Nhưng từ khi Quang Tự hoàng đế mất rồi, thì tình thế này khác hẳn. Tây
thái hậu mất theo sau vài hôm. Phổ Nghi lên ngôi, nắm quyền đại thống,
Long Dụ hoàng hậu được phong là hoàng thái hậu, Cẩn phi cũng được
phong lên làm thái phi. Duy chỉ có Du phi, vốn là phi tử của Mục Tông
hoàng đế nên không được gia phong.
Chiếu lệ phi tử, khi vào yết kiến thái hậu, miệng phải tự xưng mình là nô
tài. Du phi đối với Long Dụ hoàng hậu trước vốn bằng vai. Ấy thế mà ngày
nay, bắt Du Phi phải tự xưng mình là nô tài khi gặp Long Dụ hoàng hậu thì
thật là một chuyện khó thuận tai quá. Bởi vậy, Du phi quyết không chịu tới
gặp nữa. Trong cung cấm, ai cũng cố khuyên Du phi, nhưng nàng vẫn
không chịu, chết cũng không chịu.