- Nhờ đâu lão huynh biết được hoàng thượng nhất định vui mừng?
Hàn Thân sĩ trả lời:
- Hoàng thượng từ Dương Châu rồi Tô Châu tới đây, dọc đường toàn thụ
hưởng thanh sắc phồn hoa, bỗng ngài vào nơi đất phật thanh tịnh, có khác
chi người uống một liều thuốc thanh lương tán? Hoàng thượng lại vốn có
Phật căn thì thử hỏi làm sao chẳng mừng?
Tràng lý luận của Hàn Thân Sĩ làm cho cử toạ thảy đều vỗ tay khen ngợi.
Viên tuần phủ lại nói:
- Muốn cho hoàng đế vui mừng, thiết tương bọn ta phải đi mời pháp sư
chùa Ngũ Đài sơn về trụ trì mới xong.
Nói đoạn chính tay ông viết một mật thư rồi sai người lên đường ngay tức
khắc để mời cho kỳ được các vị danh tăng núi Ngũ Đài.
Hồi này, vị chủ trì chùa Thanh Lương là Huệ An đã cáo lão từ ngôi,
nhường lại cho đại đồ đệ Mạn Như trông coi mọi việc nhà chùa. Sư Mạn
Như tuy nói là tham thiền thông tuệ nhưng lại phải cái tính tham tiền hiếu
sắc. Thấy tuần phủ Hàng Châu cho người tới mời cao tăng, Như đoán ngay
rằng đây là một dịp tốt để làm tiền. Như cười nhạt bảo người đưa thư.
- Người Hàng Châu các ngươi cũng biết chạy tới ôm chân phật à? Hiện nay
bọn ta trong chùa cần xây cất điện đồng tháp sắt, tối thiểu cũng phải có một
trăm vạn lạng bạc mới xong được. Bọn sư huynh, sư đệ đều phải xuống núi
đi phủ khuyến khắp nơi, có ai rảnh để tới miền Giang Nam lầy lội đó được?
Người đưa thư thấy giọng lưỡi sư Mạn Như có ý quyết tuyệt mà ngày tiệp
giá đã gần kề trong lòng rất lấy làm bối rối lo lắng. Y đành phải thương
lượng đôi ba lần với Mạn Như:
- Sư huynh, sư đệ đã không có ở trên núi, vậy thì xin đại sư phái cho vài vị
đồ đệ đi thay cũng được.
Nhưng sư Mạn Như vẫn quầy quậy lắc đầu không chịu. Người đưa thư nọ
chẳng biết làm cách nào, sốt ruột quá đành nói liều xin quyên cùng hai
mươi vạn lạng bạc để nhà chùa xây tháp sắt. Vớ được tủ rồi, sư Mạnh Như
khăng khăng một mực làm cao. Người nọ cò kè trả giá bốn mươi vạn lạng
bạc.
Lúc đó, sư ta mói khứng chịu. Y quay sang phòng bên kêu luôn một lúc