Đáng thương thay một đời mẫu hậu trong chốc lát đã theo ngọn sóng trôi
xuôi mất tung biệt tích. Đứng trước hành động ấy của người vợ đau khổ
như thế mà Càn Long hoàng đế vẫn thản nhiên, coi như một kẻ xa lạ không
liên hệ gì với mình. Thật đáng buôn cho nhân tình thế thái!
Đến lúc này thì Thái hậu chợt cảm thấy nỗi lòng hoàng hậu thật đáng
thương. Bà vội truyền lệnh tìm kiếm, dù hoàng hậu còn sống hay đã chết.
Hai bên bờ, bọn binh sĩ cùng dân chúng, ai nấy hối hả kẻ lao xuống nước,
người nhẩy lên thuyền, thượng lưu cũng như hạ lưu khúc sông đầy nghẹt
những người là người, mãi khi tới mé dưới cầu Ngọc Long mới thấy.
Hoàng hậu lúc này đã uống, no nước, mê man không còn biết gì nữa.
Bọn thái giám ba chân bốn cẳng khiêng hoàng hậu chạy bộ lên thuyền, đặt
nằm tại khoang sau. Bà mửa ọe ra không biết bao nhiêu nước, lúc đó mới
tỉnh lại. Bà nằm liệt giường luôn ba ngày chẳng dậy được, lòng hết sức đau
đớn, chẳng khác gì muôn mũi tên đâm xỉa vào. Qua ngày thứ tư, lòng bà
bỗng thấy thư thái lạ thường.
Chủ ý đã định, bà thừa lúc bọn cung nữ không có ở bên cạnh, bèn rút cây
dao bằng vàng trong tay áo ra rồi xoẹt một tiếng, đã cắt gọn mớ tóc mây sát
tận đến chân. Bà bước lên khoang trước cầu khẩn Thái hậu gia ân cho bà
vào chùa quy y cửa Phật.
Hoàng Thái hậu thấy sự việc đã đến nước này, không còn cách gì cứu vãn
được nữa, bèn nâng Hoàng hậu dậy rồi nói:
- Khi qua Sơn Đông, ta thấy cạnh hồ Đại Minh có một toà Thanh Tâm am,
sơn thuỷ hữu tình, có thể tịnh tâm tu hành được. Nay ta cho người đưa
ngươi tới đó ở tạm. Đợi khi nào hoàng thượng hồi loan, ta sẽ đưa người về
kinh, người bằng lòng như vậy chứ?
Phú Sát hậu nghe nói, quỳ xuống tạ ơn. Lúc đó Thái hậu mới cho gọi bốn
tên tiểu thái giám tới, dặn chúng mướn một chiếc thuyền lớn đưa hết quần
áo đồ đạc của hoàng hậu xuống, mời hoàng hậu qua thuyền rồi đưa bà
thẳng tới Thanh Tâm am ở phủ Tế Nam.
Bọn văn võ quan viên tỉnh thành Sơn Đông thấy hoàng hậu giá tới, nhất tề
chạy đến đón rước. Từng đoàn quyến thuộc của bọn quan viên cung nườm
nượp đến hầu hạ, dâng lễ cho bà.