Mãi về sau, khi cha đã mất và mình đã có chồng rồi, Hàng Nương đến đào
chum sách lên cất kín trong nhà nên mới còn truyền đến ngày nay, đó là
việc sau xin kể vào dịp khác.
Lại nói Càn Long hoàng đế phòng người Hán phản bội, nên đã gây ra
những vụ "án văn tự". Bởi thế hồi đó, ngài đã tìm ra được hai vụ - một vụ
là "Hắc mẫu đơn thi" (thơ vịnh hoa mẫu đơn mầu đen), còn một vụ nữa là
"Trụ lâu thi cảo". Bài thơ vịnh hoa mẫu đơn đen vốn là sáng tác phẩm của
Đại học sĩ Thẩm Đức Tiềm. Tiềm tên tự là Qui Ngu, vốn một tay thơ cự
phách. Càn Long hoàng đế tuy vốn liếng văn chương chẳng mấy gì, nhưng
lại thích khoe mình là người văn học thường xướng hoạ thi ca với bọn đình
thần. Nhưng ngài chỉ sợ mình có phen lộ tẩy, lòi cái dốt nát ra khiến bọn
bày tôi cười vào mũi cho, bởi thế ngài mời hai vị đại thần luôn luôn ở cạnh
để làm bài "gà" cho mình. Một người tên gọi Kỷ Hiều Phong chuyên làm
văn thay cho ngài. Còn một người nữa chính là Thẩm Đức Tiềm, chuyên
làm thơ. Về sau Tiềm chết đi. Lương Thi Chính thế vào chân đó. Thẩm
Đức Tiềm thấy Càn Long hoàng đế coi trọng mình nên thường có vẻ kiêu
ngạo, ngay cả trước mặt ngài. Cũng vì mọi việc thơ phú đểu phải nhờ Tiềm,
Càn Long hoàng đế cũng bỏ qua đi, không muốn nói đến những tiểu tiết đó
trái lại còn đặc biệt kính trọng là khác. Lúc sáu mươi tuổi, Tiềm vốn là một
tú tài. Nhưng đến bảy mươi tuổi thì Tiềm vọt lên cái chức Tể tướng. Và đến
tám mươi tuổi, Tiềm từ quan về vườn. Thế mà Hoàng đế vẫn thường còn
sai người tới nhà riêng vấn an, thật là cả một điều vinh dự lớn lao cho
Tiềm.
Càn Long hoàng đế có làm mười hai "Ngự chế thi tập", bèn sai đưa tới nhà
Thẩm Qui Ngu để nhờ duyệt lại, và nếu cần thì sửa sang cho thơ được thập
phần hoàn hảo. Thẩm Qui Ngu nhận sách, đem duyệt, chẳng thèm nể nang
gì nhà vua, cứ thực mà khen chê, khiến trong tập thơ có nhiều chỗ bị phê
bình quá gắt gao, với những lời lẽ rất tệ nữa, đó là chưa kể còn rất nhiều
đoạn thơ bị vứt bỏ đi là khác. Khi bộ "Ngự chế thi tập" gởi trở về kinh, Càn
Long hoàng đế xem lại, trong lòng thực không vui tí nào, nhưng vì nể mặt
lão thần, ngài đảnh làm thinh, không nói gì cả.
Cách một năm sau, Thẩm Qui Ngu chết. Năm này cũng là năm mà Càn