Ở tận mũi bãi, một cái tháp cao vọt hẳn lên không, tên gọi là Chiêm ngao
tháp. Rồi về phía tây hồ, một đoạn tường sơn màu trắng thường bị che
khuất nhiều nơi vì những cành hoa thò ra ngoài và phủ lên trên đầu tường.
Đoạn tường này chính là tường bao bọc Văn viên. Trong vườn, một cái cầu
xây trên một cái ao nhỏ khúc khuỷu, cao thấp nhấp nhô. Nào là quán, nào
là gác cao u nhã, trước cũng như sau, hai mặt đều có hàng hiên chạy dài
liên tiếp với nhau, nếu vào những ngày có tuyết phủ mưa rơi mà muốn xem
thì khỏi cần phải cầm dù che lọng. Tại Văn viên, từ một cái cây đến một
viên đá, nhất nhất đều phỏng theo vườn cũ của Cảnh Hiếu vương miền Hà
Nam mà kiến trúc.
Về mé đông vườn, một cái gác cao nhô hẳn ra phía ngoài tường. Dưới chân
gác là một con sông, sen mọc xanh um xa tít tắp. Cứ mỗi năm đến mùa hè,
hoàng đế thường ra đây, tựa lan can, đứng ngắm sen nở. Ngọn gió thổi nhẹ
nhàng, mùi hương thơm của sen lại từ dưới sông đưa lên, khiến cảnh trí lại
thêm phần quyến rũ. Ngay ở trước mặt, một bức đập sừng sững. Chính tại
nơi đây, một dòng nước trắng xoá chảy rào rào xuống hồ, bắn ngược lên
những giọt nước nhỏ như giọt sương buổi sáng.
Trên bờ hồ một giải cỏ chạy dài, mấy con hươu sao chạy nhảy tung tăng
trên đó. Càn Long hoàng đế thường đem bọn phi tần hóng mát trên gác cao
này, rồi cứ mỗi lần nghỉ trưa tỉnh giấc, ngài lại đã thấy mấy tên nội giám
dâng lên một ly sữa hươu mát lạnh. Ly sữa này, Càn Long hoàng đế thường
chia cho mấy nàng phi tần cung quý cùng uống, rồi khà một tiếng, ngài bảo
họ:
- Đây chính là miền Tây Thiên cực lạc! Trên đỉnh cao vót của bức đập nọ,
có mấy cây cổ thụ thả cành xuống dưới, miếu Bích Hà nguyên quân. Mỗi
lần vào vườn, các phi tần đều tới đây dâng hương đức Bồ tát ngài phù hộ,
ban tài phát lộc cho.
Càn Long hoàng đế nhiều lần ở lại trên núi nghỉ đêm, để hôm sau, đúng lúc
sáng tinh sương trở dậy, ra ngắm cảnh mặt trời mọc từ phương đông.
Những buổi này, hoàng đế thường có bọn đại thần thân tín như Lương Thi
Chính, Kỷ Hiểu Phong và Hoà Khôn hầu hạ bên cạnh. Phía dưới núi, có
một toà nhà lớn, trên dưới chín căn, gọi là Văn Tân các. Đây là nơi chứa Tứ