không thì thà chết chứ nhất định không chịu thất tiết.
Mụ quản gia đem lời Băng Hoa tâu lại với Hàm Phong hoàng đế. Ngài
bằng lòng cho vào cung gặp mặt vợ. Lúc đó, anh chồng hói đầu của Băng
Hoa đã được vào làm thị vệ quan (quan hầu) trong Loan nghi vệ. Khi gặp
nhau, Băng Hoa thấy chồng mình mũ áo đàng hoàng, ăn mặc oai vệ, thì chi
còn biết khóc lóc thương xót cho cả hai. Nhưng anh chồng hói đầu của
nàng lại bảo nàng:
- Duyên số vợ chồng ta đến đây hết rồi. Nàng ở trong cung nên hầu hạ
hoàng thượng cho chu đáo.
Băng Hoa nghe xong, thở dài nói:
- Vậy thì chàng cũng nên cố gắng làm quan cho chu đáo!
Thế rồi một đêm êm đềm lặng lẽ, hoàng đế tới cung lâm hạnh với người
đẹp Băng Hoa, qua ngày sau, người ta đã thấy Băng Hoa được phong làm
quý nhân.
Hàm Phong hoàng đế bị Băng Hoa làm cho mê tơi, liền mười mấy ngày
chẳng thèm hỏi tới triều chính. Bên ngoài, văn thư khẩn cấp bay như bươm
bướm, chất đống cao như núi.
Lại nói Thái Bình Thiên quốc hồi đó đã đóng đô tại Nam Kinh chiếm được
tới tám tỉnh. Trong triều Thanh văn võ đại thần anh nào anh nấy mật teo lại
hết, chẳng có chủ kiến gì.
Hiếu Trinh hoàng hậu cũng vô phương, chỉ còn cách chạy tới tam cung của
hoàng đế, quỳ bên phía ngoài đọc "Tổ huấn".
Hoàng đế thấy vậy không còn cách nào nằm liều được nữa, đành phải
nhỏm dậy trở về xem xét mọi việc triều đình qua quýt cho xong. Rồi chớp
mắt ngài lại đã chui tuột vào cái tổ ấm của Băng Hoa mặc cho bọn đại thần
khuyên can, chẳng thèm để ý tới.
Trong khi đó ở miền nam, Thái Bình Thiên quốc càng ngày càng mạnh.
Hồng Thiên hoàng lại bỏ ra sáu trăm vạn lạng bạc, xây cất một toà cung
điện hết sức rộng lớn ở Nam Kinh.
Trung vương Lý Tư Thành cùng Hồng Thiên hoàng đích thân đề mấy câu
đối, chữ viết dõng dạc đàng hoàng lắm. Một câu viết như vầy:
"Duy hoàng đại đức viết sinh, dụng Hạ biến Di, đãi kha Âu Mỹ Phi Úc tứ