tố cáo một loạt với Đào.
Nhan Hy Đào vốn là một vị quan thanh liêm nổi tiếng. Bình sinh Đào ghét
cay ghét đắng bọn tham quan ô lại. Nay nghe chuyện Huệ Trưng, hỏi sao
Đào chẳng chán ghét Trưng.
Huệ Trưng vào nha môn xin yết kiến ba lần, nhưng quan tuần phủ họ Nhan
đều không cho gặp Trưng phát hoảng, vội chạy đi dò la tin tức lúc đó mới
biết án sát Lý thọc gậy bánh xe, phá chuyện làm ăn của mình.
Trước đây, Trưng có ít tiền, nhưng đem biếu cho quan tuần phủ tiền nhiệm
hết rồi, đến nỗi mắm muối, cơm áo độ nhật, trong nhà cũng đã khó khăn thì
còn lấy tiền đâu nữa để biếu kính quan trên lần này?
Trưng không có cách nào khác, chỉ còn nước liều mặt dạn mày dày, hằng
ngày lên cổng nha chầu chực, may ra quan tuần phu mới có nghĩ tới mà
đoái thương. Nhưng quan tuần phủ họ Nhan đã ghét thì Trưng làm sao mà
được vào gặp mặt? Thực thế, chẳng bao giờ họ Nhan cho gọi Trưng vào
tương kiến cả. Trưng xoay xở một số tiền, nhỏ to với một vài tên hoạt đầu
chuyên chạy cổng sau nơi các dinh thự quan lại, đề nhờ họ nói tất cho mình
trước quan tuần phủ.
Quan tân tuần phủ họ Nhan đã ghét Huệ Trưng tới xương tuỷ. Bởi thế khi
nghe tới tên Trưng, ông lắc đầu lia lịa, còn đưa thêm cả bộ mặt Trương Phi
đến phát khiếp nữa. Mấy tên hoạt đầu thấy thái độ ấy, tắc họng, muốn nói
mà lưỡi cong lại không phát thành tiếng.
Thời giờ thấm thoát thoi đưa. Huệ Trưng nấn ná tại An Khánh đã một năm
tròn, mà thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp.
Rồi hai năm… rồi ba năm cũng chẳng có việc làm.
Khi còn làm chức quan đạo, Huệ Trưng có đầy đủ phương tiện, tiền bạc để
ăn tiêu huy hoàng, ăn thì ăn ngon, mặc thì mặc đẹp, ra ngoài thì nào xe nào
ngựa, cho nên dù sao ngày nay cũng không thể để mất thể diện được. Hơn
nữa. Lan tiểu thư lại là người thích làm dáng, khoái ăn chơi, thì tuy đất An
Khánh không bằng Vu Hổ, nhưng cũng là nơi thị tứ tỉnh thành, có vài ba
đường đại lộ, năm ba cái quán trà, rạp hát, nàng không thể nào không chi
tiền, không dung dăng dung dẻ đó đây, để gọi là trình diện với thiên hạ,
khoe cái sắc đổ quán xiêu đình của mình.