THÁNH GIÁ RỖNG - Trang 131

đổi, cô tin chắc mình cần phải làm những chuyện xấu xa hơn, để ngồi tù lâu
hơn.

Nakahara rời mắt khỏi quyển tạp chí, dùng tay nhu nhu hai mí mắt. Có

lẽ do tuổi tác mà bây giờ chỉ cần đọc nhiều chữ một lúc là mắt cảm thấy
mỏi.

Chỉ mình căn bệnh nghiện ăn cắp vặt thôi, nhưng nguyên nhân thì

hằng hà sa số. Một cô gái rất bình thường cũng có thể vì một nguyên nhân
vặt vãnh mà mắc bệnh.

Nakahara đặc biệt quan tâm đến cô gái cuối cùng, anh cảm thấy cô gái

này ăn cắp vặt là để trừng phạt bản thân. Có lẽ cái cô ta mong muốn không
phải là lấy cắp thứ gì đó, mà là hình phạt cô ta sẽ phải chịu cho hành vi ấy.

Anh chợt nhớ lại khuôn mặt của cô gái tên Iguchi, anh có cảm giác cô

Iguchi đó chính là cô gái thứ tư này. Người thứ hai và người thứ ba tuổi tác
quá chênh lệch, người thứ nhất thì không giống.

Nakahara tiếp tục đọc nốt bài viết. Sayoko sau khi trích dẫn nhận định

của chuyên gia, đã kết lại như sau:

"Đại đa số những người phụ nữ này không gặp khó khăn về kinh tế.

Như các chuyên gia đã nhận định, hơn 70% số phụ nữ mắc tật nghiện ăn
cắp mắc chứng rối loạn ăn uống, chúng ta cần hiểu và coi hành vi ăn cắp
vặt là một căn bệnh tâm lý. Nói cách khác, điều những người phụ nữ này
cần chính là phương pháp điều trị chứ không phải hình phạt pháp luật. Câu
chuyện của họ cho chúng ta thêm hiểu rõ sự bất lực của việc trừng phạt. Có
người trong lúc đang điều trị lại táy máy và bị đưa vào trại giam, khiến việc
điều trị bị gián đoạn. Thậm chí có người sau khi mãn hạn tù ra ngoài lại
tiếp tục ăn cắp vặt. Cứ thế cái vòng luẩn quẩn vô lý ấy tồn tại. Sự vô nghĩa
của việc trừng phạt không chỉ dừng lại ở hành vi ăn cắp. Ý kiến cho rằng có
thể ngăn ngừa tội ác bằng cách trừng trị kẻ gây tội bằng một hình phạt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.