Huỳnh Bá Hinh
Thanh Tẩy Thân Tâm
Thanh Tâm
Sabbe sattà avera hontu sukhita hontu nidddukha hontu abyapaha hontu anigha
hontu dighayuka hontu aroga hontu Sampattihi samikhantu sukkhi attanam
pariharantu dukkhappatta ca niddukkha byayappatta ca nibhaya sohapatta c
nisoka hontu sabbepi panino.
Bài kệ Pali ngắn trên do đức Phật dạy các hành giả thường dùng để chú nguyện
rải tâm từ đến tất cả các chúng sinh hữu hình hay vô hình, trước khi bắt đầu tọa
thiền cho dù hành giả chọn bất cứ pháp môn nào thiền Nhập Định hay thiền
Minh Sát.
Phép niệm Tâm từ, dù chỉ vài câu đơn giảng nhưng lại vô cùng quan trọng trong
những bước khởi đầu của hành trạng tâm thức. Nếu như bố thí pháp dùng để
giải Tâm tham, thiền Minh Sát để khai ngộ Tâm si thì phép niệm Tâm từ được
xem như một phương thuốc hòa dịu tâm Sân Hận trong ta.
Chúng tôi mở đầu bài Thanh Hóa Tâm này bằng bài kệ trên vì đây là một pháp
môn không phân biệt tôn giáo, rất dể thực hiện bất cứ lúc nào ngay trong những
lúc đi, đứng, nằm, ngồi.
Chúng tôi rất tránh không đi vào lỉnh vực tâm linh tôn giáo vượt khả năng và
chỉ giử nguyên thuần nhất tánh cách lợi ích về mặt y học của pháp môn này với
liên quan mật thiết của các loạt bài Tẩy Trần.
Trở lại với những loạt bài đầu, chúng tôi thỉnh thoảng đề cập đến bộ Nảo với
chức năng “lập lệnh” “thảo lệnh” được thu về hoặc phát đến các cơ quan trong
ta. Khi “lệnh” rỏ ràng minh bạch, các cơ quan “thừa lệnh” thi hành đúng, cơ thể
chúng ta lúc đó khỏe mạnh vô bệnh. Trái lại, có những lúc nhiểu sóng tạo ra
những “lệnh” lệch lạc, thu về “lệnh” sai trái, đương nhiên là lúc cơ thể bắt đầu
tạo nhiều phiền nảo, gây bệnh gây tật..
Ngoài những nguyên nhân chúng tôi nêu ra trước đó thuộc về Thân do ẩm thực
tích độc, sinh hoạt lệch Âm Dương vẩn còn một nguyên nhân vô hình thuộc về
Tâm ảnh hưởng trực tiếp đến bộ Nảo tổng tư lệnh mang vai trò sinh hóa bật nhất