- Thưa có.
Chủ nhà bảo nó vừa hát vừa đánh phách. Nó cất tiếng hát, giọng trong
và hay tuyệt. Chủ nhà rất mừng, cho nó mặc gấm vóc, đeo nữ trang vàng
ngọc, muốn làm cho bọn trai trẻ say mê để kiếm được nhiều tiền. Nhưng,
hễ khách làng chơi vừa bước chân vào cửa thì gót sen đã quay ngoắt, chỉ để
lại hương ngát sau lưng; phong lan vội trở vào, chỉ còn thấy phất phơ dải
yếm. Chủ nhà hát ngán quá, thường ngon ngọt dỗ dành, hoặc xẵng lời dọa
dẫm, hết ân lại uy, chung quy vô bổ. Muốn đuổi đi sợ phí công từ trước,
muốn giữ lại, e không lợi về sau. Cuối cùng, chủ nhà hát đành chịu để tạm
ít lâu nữa, họa may nó có đổi nết cũ đi chăng.
Thình lình một hôm, có một người áo quần mộc mạc, hình dung tiều
tụy, đến nhà hát. Khách tự xưng là Lương Nhân. Các con hát trong nhà cự
rằng:
- Hình thù thế ấy, ăn mặc thế kia, đến đây để làm gì?
Lại có kẻ nói đùa rằng:
- Anh chàng đến đây, chừng muốn làm nữ thi (5)cho chị Ngư Nương
đó.
Lương Nhân nghiêm sắc mặt nói:
- Người xưa có câu: "Ăn bánh bột cũng say"(6). Phàm ca nhi vũ nữ
đều chỉ mong kiếm được nhiều tiền, chớ có cần chi hình dung bên ngoài?
Đoạn nghiễm nhiên ngồi lên chiếu cao, và lớn tiếng cho mọi người
đều nghe:
- Ta không phải là ai lạ. Nhà ta ở giáp thứ sáu, bên tả được mạch tốt
của sông Nhị, bên hữu được khí thiêng của Hồ Tây, tục gọi là Lục Giáp
Ông, tức là người "một lúc hết trăm vạn, ngậm ngùi không nửa lời". Nhân