Hồi ấy có một nhà nho già, quê ở phường Đại Lợi, vì nhà nghèo, ngồi
dạy học ở đất Đông Anh, tiếp được tin cha ốm nặng, cho học trò nghỉ rồi
một mình đi bộ về nhà. Vì lòng hiếu thúc giục, nhà nho đi không kể đêm
tối. Đầu canh năm vừa đến bến đò Bồ Đề. Trong ánh trăng tàn, cụ nhác
trông thấy hai người ở trên ngọn cây bồ đề đi xuống, bước đi ung dung,
không ra dáng leo cây. Nhà nho vốn có chính khí, nghi là ma, vội chạy lại
túm lấy áo hai người ấy, định giết. Té ra chính là hai cô thầy bói thường
ngày ở chợ. Nhà nho già quát:
- Ngày ở trong chợ, đêm ở ngọn cây, chúng bay há không phải là yêu
tinh ư?
Hai người đàn bà ấp úng nói không ra lời. Nhà nho lấy làm lạ ôn tồn
mà rằng:
- Ta không phải là bọn thiếu niên ở Ngũ Lăng (6), mà vốn là một nhà
nho tài cao học rộng, buồn vì thời loạn không ra làm quan. Ngày nay thiên
tử đã lên ngôi, nhiều người vui vẻ ra phò vua giúp nước, thì ta lại già rồi.
Người xưa có câu: "Bóng chiều đẹp vô hạn, chỉ tiếc sắp hoàng hôn!". Vì
vậy, ta cố gây dựng cho lũ hậu tiến, mong để lại chút ơn nhỏ về đời sau.
Hiện nay, trong số hơn hai trăm công thần thì một nửa là học trò của ta. Xét
tình hai người, quyết không phải là kẻ bán nghề kiếm ăn, mà là người đang
muốn tìm kiếm sự gì. Sự thể ra sao, nên nói cho thật.
Hai người nghe lão nho nói hai tiếng "công thần" thì động đến bản
tướng của mình. Người có tuổi che mặt khóc và nói:
- Tôi chính là cháu dâu Long Vương. Năm xưa vì chồng tôi thích
hương sen trắng, bị chàng Kim Lân rủ rê cùng bơi đến hồ Dâm Đàm
(7)chơi, không ngờ gặp phải ngày Vương Thông xem đánh cá ở đó, bị nó
bắt được, đem giết đi. Con trai tôi xin với Long Vương đi báo thù cha. Bấy
giờ nó cưỡi ngựa không vẩy, rẽ nước lên trần. Khi con tôi rời thủy cung ra
đi, tôi bảo nó rằng: "Con báo thù cha là con có hiếu. Nhưng mẹ đã già,