cho bú là "cấu", nên đặt tên Tử Văn là Đấu Cấu Ô Đồ, không phải là kiêng
tên. Trong bài nói "kiêng tên" là phiên ý, để cho đẹp câu chuyện.
(2)Tiết Nhân Quý: người đời Đường, có nhiều chiến công được
Đường Thái Tông gọi là "Hổ tướng".
(3) Một người trong hàng cửu quan của Ngu Thuấn là Ông ích. Khi
được cử làm quan núi Chằm, Ông ích nhường cho Chu Hổ, Hùng, Bi,
nhưng vua Thuấn không nghe (Chu Hổ là hổ sắc đỏ).
(4) Chu Tuyên Vương có bầy tôi là Thiệu Hổ, có công bình định Hoài
Nam.
(5) Đời Tam Quốc: Thục Hán có chức Ngũ hổ tướng quân. Đây gọi là
Ngũ tướng quân, giấu chữ hổ đi, có ý coi như hổ làm những chức ấy.
(6) Đời Tam Quốc, Lưu Bị giữ được đất Ba Thục. Người ta bảo giữ
được Ba Thục là có thế như hổ dòm vào Trung Nguyên.
(7) Điển này chưa tường. Bầy tôi Tần Mục Công có người tên là Phi
Báo, không có ai tên là Hổ.
(8) Sử chép: Tống Thái Tông long hành hổ bộ, nghĩa là đi như rồng,
bước như hổ.
(9)Ban Siêu: đời Hán, lúc còn hàn vi có người đoán rằng: "Hàm như
én, đầu như hổ, có thể bay mà ăn thịt, đó là tướng phong hầu muôn dặm".
Quả nhiên sau Ban Siêu có lập nhiều công ngoài biên cương, được phong
làm Đinh Viễn Hầu.
(10)Sùng Hầu: cũng tên là Hổ, gièm Chu Văn Vương với vua Trụ,
Văn Vương phải giam ở ngục Dữu Lý.