THÁNH TÔNG DI THẢO - Trang 32

(11) Dương Hóa đời Xuân thu cũng tên là Hổ, làm phản nước Lỗ, lấy

trộm rùa lớn và những đồ quí báu khác (Con rùa được người xưa dùng để
xem bói).

(12)Luận ngữ: Khổng Tử mắng học trò là Nhiễm Cầu rằng: "... Để cho

hổ hủy xổng ra khỏi cũi là lỗi tại ai?".

(13) Điển này cũng chưa tường.

(14) Sách Hán thư có câu: "Thà gặp hổ đẻ còn hơn Nịch Thành đang

giận". Các giống thú đến ngày đẻ con đều có tính dữ hơn ngày thường. Hổ
đẻ lại càng dữ nữa, nên bọn quan lại ác, người ta ví là hổ đẻ.

(15) Từ Hoành đời Hán, làm quan bạo ngược, người ta gọi là hổ nằm.

Đó là loài hổ ác.

Tuy rằng phân loại có nhiều giống khác nhau, nhưng nhân nghĩa dũng

mãnh thì cùng chung một tính. Sinh con thì chăm nom nuôi nấng, há không
phải là nhân? Chính sự tốt thì sang sông lánh lên phía Bắc (16), há không
phải là nghĩa? Ở đâu thì đến rau lê, rau hoắc cũng không ai dám hái (17),
há không phải là dũng mãnh ư?

Vì vậy, thiên hạ đều sợ; trên bình phong đắp tượng hổ, nhà Đạo sĩ vẽ

hình hổ, tướng xưng là hổ tướng, quân gọi là hổ bôn. Bài hổ, ấn hổ là lấy
nghĩa về võ; trướng hổ, cửa hổ là lấy nghĩa về uy; sức như hổ là lấy nghĩa
về mạnh, gầm như hổ là lấy nghĩa về tiếng. Da hổ có vằn rực rỡ, thiên hạ
đều rất ưa thích; ngựa nước Lỗ đội vào mà đánh lui quân thù (18), Trương
Hoành Cừ ngồi lên mà giảng dạy Kinh Dịch (19), vua nhà Tần lấy để khâu
túi đựng cung, vua nhà Chu dùng để phong cho Hàn Hầu.

Thế là vừa được người sợ vừa được người yêu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.