(20)Kinh Dịch quẻ Cách nói: "Đại nhân hổ biến", ở đây dùng điển ấy
rồi phiên ý cho đẹp câu văn.
(21) Ngày trước người ta cho rằng mây theo rồng, gió theo hổ, hễ hổ
gầm là gió đến.
(22) ý câu này nói chữ "hổ" đi sau chữ "long", như "long hổ bảng"
"long bàn hổ cứ", thì là việc tốt, mà đứng trước chữ "lang" thành "hổ lang"
thì là việc ác.
(23) Hổ vốn không có sừng, cũng không có cánh. Câu này chỉ là câu
giả thiết một vật khỏe như hổ mà lại có sừng, có cánh, thì rất nguy hiểm,
không thể ở chung được.
(24)Biện Trang: người nước Lỗ đời Xuân Thu, sức rất khỏe, thường
đâm chết hổ, có lần đâm chết hai con hổ.
(25)Phùng Phụ: người nước Tấn, có tài bắt hổ (sách Mạnh Tử)
(26)Cung Thúc Đoạn: là em vua nước Trịnh, sức rất khỏe, có khi tay
không bắt được hổ đem dâng vua (Kinh Thi, thơ Thúc vu điền).
(27)Tống Công Minh: tức Tống Giang, làm thủ lĩnh các hảo hán, giữ
Lương Sơn Bạc, chống lại triều đình nhà Tống, sau muốn quy thuận nhà
Tống, nhưng các hảo hán không nghe. Người ta cho là Tống Giang ở vào
thế cưỡi hổ khó xuống được.
(28) Đời Đường, Trương Quang Phụ có công được cử làm Tể tướng.
Ông để cho quân sĩ hoành hành. Địch Lương Công (tức là Địch Nhân Kiệt)
bảo Quang Phụ rằng: "Ước gì được thanh gươm "thượng phương" đưa vào
đầu ông, dẫu có chết cũng không oán". Người ta từ đó bảo là: "Địch Nhân
Kiệt giẫm vào đuôi hổ mà không sợ".