LỜI BÀN CỦA SƠN NAM THÚC: Người đọc truyện đều bảo bài này
ít có sự thực, chỉ là bút sinh ngành lá, thêu vẽ thêm lời, cho nên mới thành
ra một bài trường thiên này. Đó chỉ vì ít trông thấy nên mới cảm thấy lắm
điều kỳ quái thôi. Nước ta, trong các sơn động ở các tỉnh Hưng, Tuyên,
Thái, Lạng, Cao Bằng... nhiều vật hình dáng kỳ quái, quốc sử không thể
chép hết. Đại để như: ngày làm người sống, đêm làm ma bay, làm Mán sơn
đầu, làm tiền của tằm vàng (13), người chết thì bỏ xác để thờ, năm đói thì
hóa hổ để đi kiếm ăn. Biết bao nhiêu là sự quái gở. Người còn như thế, vật
có khác gì. Biết đâu được trong rừng suối âm u, không người đi tới, vật ở
đấy lâu ngày thành yêu. Bươm bướm có vua cũng như ong kiến có vua tôi
vậy. Bài này có ý nghĩa cũng như truyện "mẹ ong" (14).
-----
(13) Xem phần phụ lục ở dưới.
(14) Chưa rõ truyện này như thế nào.
Những bài kia thì:
- Sau mộng hết tình, hội ngộ biến thành bóng gió.
Bài này thì:
- Sau mơ thành thật, giống nòi giữ được anh hoa.
Câu chuyện văn chương, ai bảo người đời nay không bằng người đời
xưa.
PHỤ LỤC: Động núi có giống "tằm vàng" là vật rất đáng ghét. Các
loài kim, loài gỗ, nước lửa không làm hại nó được. Nó yêu ma tác quái, đã
bám vào nhà nào thì không chịu bỏ đi. Có nhà nọ không muốn cho nó ở,
đem một nửa số của cải, đồ đạc trong nhà mình gói cả con tằm vàng vào
trong ấy, để ở bên đường. Người qua đường không hiểu cớ gì, nhặt lấy tài