THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 108

nghiêm của người tướng. Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên

chế, sự quy

định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung

ứng vật tư

cho quân đội và chế độ quản lý... Tình huống về năm mặt nói trên, người

tướng soái

không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình

huống đó thì

mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được

thì

không thể đắc thắng. Cho nên phải từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh

những điều

kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh.

Tức là

phải xem xét:
1. Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn?
2. Tướng soái bên nào có tài năng hơn?
3. Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn?
4. Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn?
5. Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn?
6. Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn?
7. Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?
Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai

thua. Nếu chịu nghe mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh
có thể thắng lợi, ta sẽ ở lại; Nếu không chịu nghe mưu kế của ta, cho dù có
dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi
(nguyên tác"Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh
ngã kế, dụng chi tất bại, khứ chi") Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn
phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc
tiến hành chiến tranh. Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để
mà có hành động tương ứng. Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá
(nguyên tác "Binh giả, quỷ đạo giã" là câu cửa miệng rất nổi tiếng của các vị
trí tướng). Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.