qua sông gặp phải sóng gió, thì cùng cứu nhau như tay trái và tay mặt vậy. Trói
chân ngựa chôn bánh xe đều chưa đủ tin rằng đứng yên một chỗ. Làm sao cho
mọi người cùng một lúc trở nên bạo dạn như một người, như thế mới đúng là
phép cầm binh. Ba quân cứng hay mềm mạnh hay yếu, đều có thể dùng được
cả, đó là nhờ địa thế vậy. Cho nên kẻ giỏi dùng binh, sai sử ba quân giống như
dẫn dắt một người thành thử họ cực chẳng đã phải tuân theo vậy.
Khi mưu đồ việc gì bậc tướng súy phải lặng lẽ để được sâu kín, phải ngay
thẳng chỉnh tề để được trị được yên, phải bịt tay che mắt sĩ tốt khiến cho họ
chẳng biết được ý mình, phải đổi công việc thay mưu kế khiến cho sĩ tốt không
hiểu được việc mình, phải dời chỗ ở dẫn binh đi quanh kẹo, khiến cho sĩ ttố
không lường được kế mình. Tướng sĩ dẫn binh đi lâm trận cũng như leo lên
cao rồi vứt thang đi; dẫn quân đi sâu và đất chư hầu, đốt thuyền đập nồi để
phát động tâm cơ của sĩ tốt, giống như là xua một bầy dê xua qua thì qua xua
lại thì tìm lại, chẳng biết là đi đâu; nắm ba quân, ném vào nơi hiểm yếu đó là
công việc của tướng súy. Cách ứng biến của chín thế đất, điều lợi hại sự co
duỗi, lẽ thường của nhân tình, đó là những điều mà tướng súy không thể không
xét kỹ.
Theo phép đem quân giữ vai khách ở nước người thì:
• Vào sâu ắt được chuyên nhất;
• Vào cạn ắt phải ly tán;
• Ra khỏi nước mình, vượt biên giới để đóng quân đó là đất cách tuyệt;
• Giao thông được bốn nước đó là đất ngã tư;
• Đã vào sâu rồi đoa là đất khó lui;
• Mới vào cạn đó là đất dễ lui;
• Mặt sau hiểm trở không lui được, mặt trước có đèo ải khó qua,đó là ở đất
vây bọc;
• Không có lối thoát đó là ở đất chết kẹt;
Bởi thế cho nên:
• Ở đất ly tán ta thống nhất ý chí của ba quân;
• Ở đất dễ lui ta cho ba quân đi liền nhau vì đó đồn chấn giữ liền nhau;
• Ở đất tranh giành ta đem quân đánh vào lưng địch;
• Ở đất giao thông ta giữ gìn cẩn thận;
• Ở đất ngã tư, ta củng cố tình giao hảo với các nước chư hầu;