- Một là: vùng đất quan trọng nhưng trống vắng. Sự tranh chấp của đôi bên
(về nó) chưa phân thắng bại. Mấu chốt của sự thắng bại lúc này là ở cự ly gần
xa của đôi bên đối với vùng đất đó, tình trạng đường giao thông qua lại ở đấy
và dụng cụ làm đường của bộ đội. Trước tình hình ấy, bộ đội trước hết nên
nhanh chóng hành quân tới con đường mà kẻ địch sẽ ngăn chặn đường tiến
quân của đối phương nhằm bảo đảm cho bộ đội chủ lực chiếm lĩnh được địa
hình.
- Hai là: kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó, nhưng chưa ở thế vững vàng.
Nếu bên ta lúc này có ưu thế về binh lực, nên lập tức dùng phương pháp tấn
công. (Ngày nay gọi là đánh vào nơi địch tạm trú quân, chưa ổn định)
- Ba là, kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó và có đông quân cố thủ. Trong
trường hợp này, không nên công khai tấn công. Có thể điều một ít lực lượng
tinh nhuệ, gấp rút đánh thọc vào sau lưng địch, tiến sâu vào hậu phương của
chúng, phá hoại đường giao thông, quấy rối kẻ thù.
- Bốn là, bên ta đã chiếm được vùng đất quan trọng đó, nhưng kẻ địch có ưu
thế tuyệt đối về binh lực và vũ khí, bên ta khó giữ nổi thì đành bỏ mặc vùng
đất đó cho kẻ địch chiếm giữ, thừa cơ phân tán binh lực của chúng.
Giao địa - Vùng đất nằm ở giao điểm của hai trục đường ngang dọc. Ở vùng
đất này, quân ta có thể đi qua, kẻ địch cũng có thể lại đến. Tôn Vũ nhận định:
''Giao địa thì vô tuyệt''. Về hàm nghĩa của câu này, sách ''Mười nhà chú thích
Tôn Tử'' đều có những cách giải thích khác nhau. Chữ ''tuyệt'' ở đây nên hiểu là
đoạn tuyệt, tựa như lời nói đầu về vấn đề hành quân mà người chỉ huy phải ghi
nhớ. Bởi là tụ điểm giao thông, dễ bị kẻ địch cắt đứt. Cho nên, Tôn Vũ mới
nhắc nhở ''bên ta phải cẩn thận bảo vệ nó'', nhấn mạnh khi tác chiến ở vùng đất
này, quân đội phải tăng cường việc phòng thủ.
Cù địa - Khu vực ranh giới giữa nhiều nước với hệ thống giao thông phát
triển. Với khu vực này, một nước nào tấn công, thường thường ảnh hưởng đến
các quốc gia khác. Hoặc giả, có thể lợi dụng được quốc gia khác. Bởi vậy phải
tìm cách tranh thủ các quốc gia khác, tăng cường thực lực bên mình. Tôn Vũ
nêu bật công việc kết thân với các chư hầu, không phải chỉ tiến hành khi chiến
tranh nguy cấp. Điều chủ yếu là phải có chính sách láng giềng hữu hảo lúc thời
bình, bang giao gắn bó.