thì đến bắt. "Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong
trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.
29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại)
"Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế
địch lừa địch.
Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là
biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho
nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.
30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào)
"Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào.
Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm
tội lại bắt người khác thế thân.
31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về)
"Thuận thủ khiên dương" theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về. Sự việc
trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt
hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.
32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra)
"Dục cầm cố tung" theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra.
Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn
nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành
nó. Kế "Dục cầm cố tung" không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này
nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng
người, giữ người.
33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin)
"Khổ nhục kế" là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm
bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.
34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc)
"Phao bác dẫn ngọc" nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là
dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy. Dân gian thường nói
"thả con tép bắt con tôm" cũng là kế này.
35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về)
"Tá thi hoàn hồn" nghĩa là mượn xác để hồn về. Ý kế này chỉ rằng: Sau khi
đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở