TÔN VŨ ĐÃ CẦM QUÂN BAO NHIÊU
LẦN?
Nghiên cứu về binh pháp Tôn Tử
Tôn Tử binh pháp đã nổi tiếng trên thế giới từ khá lâu rồi. Đến nay nó được
dịch ra 29 loại ngôn ngữ, các ấn phẩm bổ sung mở rộng lên tới hơn 700 bản.
Thế kỷ 18, cuốn Tôn Tử Binh Pháp được truyền nhập vào châu Âu, ngay lập
tức gây ra náo động đối với giới quân sự phương Tây. Nhà lý luận quân sự nổi
tiếng người Anh, người đặt nền móng lý luận ''đại chiến lược'' Lydern Hatill
không chỉ tự mình dịch toàn bộ nguyên bản cuốn Tôn Tử Binh Pháp ra tiếng
Anh mà ông còn viết thêm một quyển “Luận chiến lược'' để dẫn giải và tường
thuật lại. Hatill cho biết, trong tác phẩm quân sự của ông, giải nghĩa rất nhiều
quan điểm tìm thấy qua nguyên bản cuốn Tôn Tử Binh Pháp từ hơn 2500 năm
trước.
Trong bộ sử ký của mình, Tư Mã Thiên có viết về tài năng quân sự của Tôn
Vũ (Tôn Tử) như sau: "Tôn Vũ phía tây đại phá nước Sở mạnh, phía Đông dẹp
yên Tề, Tần uy danh lừng lẫy khắp chư hầu, làm tướng như thế thật khó ai so
bì". Quả thật trong 30 năm sự nghiệp quân sự của mình, Tôn Vũ đã lập nhiều
chiến công hiển hách và luôn xứng đáng với những lời tôn vinh trong sử sách.
Tuy nhiên có một vấn đề luôn gây ra sự tranh cãi kịch liệt từ trước đến nay đó
là: rốt cuộc Tôn Vũ đã thân chinh chỉ huy bao nhiêu trận đánh. Vừa qua giới
nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc khi đã nghiên cứu, đối chiếu, tổng hợp,
so sánh từ các sử liệu như: "Ngô việt Xuân Thu", "Việt sắc thư", "Tả truyện",
"Sử ký" đã đưa ra kết luận: Trong sự nghiệp quân dịch của mình, Tôn Vũ chỉ
trực tiếp chỉ huy 5 trận đánh và chính 5 trận chiến "để đời" này đã góp phần
đưa tên tuổi của ông bất hủ cùng thời gian.
- Lần chỉ huy thứ nhất: Xảy ra vào tháng 12 năm 512 trước công nguyên, khi
đó Ngô Vương là Hạp Lư ra lệnh cho Tôn Vũ chỉ huy quân tiêu diệt 2 nước
nhỏ là Chung Ngô và nước Từ. Trong lần cầm quân đầu tiên này, Tôn Vũ đã