còn dư lại thì hòa nhau , mở rộng đất bốn phía , giành lấy ngàn dặm đất , tất
thảy đều là công của Khởi cả .
Ngô Tử nói: Ngày xưa các bậc vua chúa mưu đồ việc quốc gia , ắt trước hết
phải dạy dỗ trăm họ , gần giữ muôn dân .
Có bốn mối bất hoà:
- Trong nước không hòa hợp thì đừng ra quân;
- Trong quân không hòa hợp thì đừng bày trận;
- Trong trận không hòa hợp thì đừng tiến đánh;
- Trong khi đánh không hòa hợp thì không thể quyết thắng .
Bởi thế cho nên bậc vua chúa có đạo lí , nếu muốn sử dụng dân chúng , thì
trước hết phải hòa hợp lòng dân rồi sau mới làm được việc lớn . Không dám tin
cậy vào mưu kế của riêng mình, ắt phải cáo trước với Trời Đất và tổ tiên nơi tổ
miếu , xem việc lành dữ bày ra ở mu rùa
coi thêm thời trời
, nếu đều tốt lành
cả thì sau mới dấy binh được .
Người dân liền biết nhà vua thương xót mạng sống của họ , buồn tiếc về sự
chết chóc của họ , nếu được như thế thì bề trên và người dưới cùng gặp hoạn
nạn với nhau thì sĩ tốt sẽ cho rằng tiến tới chỗ chết là vinh , lui về cầu sống là
nhục .
Ngô Tử nói:
- Đạo là trở về nguồn gốc;
- Nghĩa là làm việc , lập công;
- Mưu là lìa bỏ điều hại , chạy tới điều lợi .
- Việc trọng yếu là bảo tồn sự nghiệp giữ gìn sự thành công .
Nếu hành động không hợp đạo , xử sự không hợp nghĩa mà cử sự ra vẻ ta
đây là to hơn , cao sang , ắt là phải gặp tai hoạ , bởi thế thánh nhân yên dân
bằng đạo, trị dân bằng chính nghĩa, sai khiến dân bằng nghi lễ , vỗ về dân bằng
nhân ái. Bốn đức tính ấy được trau dồi thì nước nhà hưng thịnh , bị phế bỏ đi
thì nước nhà suy vọng . Cho nên vua Thanh Thang đánh vua Kiệt mà dân nhà
Hạ vui mừng , vua Võ Vương đời Chu đánh vua Trụ mà dân nhà Ân không cho
là trái lẽ . Đó là nhờ khởi binh thuận theo Trời và Người nên mới được như thế
.
Ngô Tử nói: Phàm chế định việc nước , sửa trị việc quân ắt là phải lấy lễ
nghi để dạy dân , lấy nghĩa vụ để khuyến khích dân , khiến cho người dân biết