THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 189

Sinh biến loạn thì mệnh lệnh đã ban ra mà binh sĩ không nghe.
Cho nên theo phép ra lệnh thì: Có một lỗi nhỏ không đổi lệnh.
Có một chút nghi ngờ không được nói ra.
Lệnh ra mà bề trên không nghi ngờ thì binh sĩ tin theo.
Hành động mà có chỗ nghi ngờ thì binh sĩ không lưỡng lự.
Ai cũng tin tưởng nên hết mình.
Ai cũng hết mình nên dám hi sinh.
Cho nên nước có lễ nghi, có tình nghĩa, trên dưới yêu thương nhau thì có thể

biến đói thành no.

Nước có long hiếu đễ, từ bi và liêm sỉ thì có thể biến chết thành sống. Ngày

xưa lãnh đạo dân trước hết phải dùng lễ tín rồi sau mới dùng tước lộc.

Trước hết phải cho dân biết liêm sỉ rồi sau mới dùng hình phạt.
Trước hết phải thương yêu dân rồi sau mới dùng kỉ luật để mà giáo dục.
Cho nên người cầm binh phải lấy bản than mình làm gương để mà khuyến

khích kẻ sỉ, giống như con tim điều khiển tay chân vậy.

Ý chỉ sĩ quan không được khuyến khích, thì họ không chịu hi sinh, sĩ quan

không chịu hi sinh thì binh sĩ không chịu chiến đấu.

Theo cách đó không thể không quan tâm đến đời sống của dân chúng.
Về việc chức tước, về việc tang chế, về việc làm án của dân không thể

không để ý đến.

Phải nhân theo đời sống của dân mà đặt ra pháp chế.
Phải nhân theo điều mà dân lấy làm vinh quang mà phát huy.
Phải ban cho họ ruộng đất chức tước.
Phải lo cho họ miếng ăn miếng uống.
Làng xóm khuyến khích nhau.
Chết sống có nhau.
Binhh sĩ nghe theo nhau.
Đó là điều cần phải khuyến khích cho dân chúng.
Trong đội ngũ thương nhau như thân thích.
Binh sĩ và cấp chỉ huy thương nhau như bạn bè.
Khi dừng thì vững như tường thành.
Khi động thì mạnh như vũ bão.
Xe không kẹt bánh

(1)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.