THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 228

CHƯƠNG THỨ NHẤT NGUYÊN

THỦY

Đạo, đức, nhân, nghĩa, lễ - năm điều ấy thuộc về một thế.

Đạo

(1)

là cái đường mà người ta bước theo, sai khiến tất cả vạn vật không biết

do đâu mà có.

Đức

(2)

là cái mà người ta được nơi mình, bao trùm mọi việc, làm cho tất cả

đều như ý muốn của mình.

Nhân là điều mà người ta thương mến, là sự có lòng từ bi, thương xót để làm

toại lòng muôn loài sinh ra trong trời đất

(3)

.

Nghĩa là điều mà người ta nên theo, như là tưởng thưởng điều thiện, trừng

phạt điều ác để làm nên việc.

Lễ là cái quy củ mà người ta theo, như là sớm dậy tối ngủ để thành ra cái

luân thường thứ tự của con người.

Tín phải đủ để chỉ cho riêng một lòng mà thôi, nghĩa phải đủ để người ta

theo mình, đức phải đủ để người ta mong nhớ nơi xa, tài phải đủ để noi gương
người xưa, minh mẫn phải đủ để soi xuống dưới, người có đủ điều kiện trên là
bậc anh tuấn.

Hạnh phải đủ để làm khuôn phép, trí phải đủ để dứt hiềm nghi, tín phải có

để giữ hẹn, liêm phải có để khiến phân phối của cải, người có đủ điều kiện trên
là bậc anh hào.

Giữ chức vụ mà không bỏ phế, xử sự theo chính nghĩa mà không đổi lòng,

thấy điều hiềm nghi mà không miễn chấp bừa bãi, thấy điều lợi mà không lấy
bừa bãi, người có đủ điều kiện trên là bậc anh kiệt.

______________________

(1) Đạo là luật biến hóa chung của vũ trụ cai quản muôn loài.
(2) Đức là quyền năng thiêng liêng của các bậc thánh nho, nhờ đó mà

họ làm việc gì cũng dễ thành công.

(3) Có ý nói rằng lòng nhân thấm nhuần tới côn trùng, cây cỏ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.