THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 306

QUYỂN TRUNG

Thái Tông hỏi: "Trẫm xem các binh thư, đều không ngoài Tôn Tử, 13 thiên của
Tôn Tử đều không ngoài hư thực. Dùng binh mà biết cái thế hư thực thì không
trận nào mà không thắng.

Nay trong chư tướng, tuy biết nói là bỏ chỗ thực đánh chỗ hư, nhưng đến khi

gặp địch, thì ai biết rõ thực hư, nên không thể lừa địch, mà trái lại còn bị địch
lừa. Vì sao như thế? Khanh hãy nói rõ những điều cốt yếu cho chư tướng biết".

Lí Tĩnh đáp: 'Trước phải dạy họ cái thuật kì chính biến hóa thay đổi lẫn nhau

sau mới nói đến hình thế hư thực thì mới được.

Chư tướng phần đông đều không biết lấy kì làm chính, lấy chính làm kì, thì

làm sao mà biết được hư là thực, thưc là hư?"

Thái Tông nói: "Mưu tính mới biết kế thành hay bại, làm mới biết lẽ động

hay tĩnh, xếp đặt mới biết đất sống hay chết, so sánh mới biết chỗ thiếu hay
thừa, như thế là kì chính ở ta, hư thực ở địch, có phải chăng?"

Lí Tĩnh đáp: "Kì chính là nhằm vào chỗ hư thực của địch. Địch thực thì ta

dùng chính, địch hư thì ta dùng kì.

Nếu tướng không biết kì chính, thì tuy có biết được chỗ hư thực của địch,

cũng không thể lừa địch. Thần phụng chiếu dạy chư tướng về kì chính, thì về
sau họ sẽ tự hiểu về hư thực”.

Thái Tông hỏi: "Tôn Tử nói trị lực nghĩa là gì?"
Lí Tĩnh đáp: "Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi nhọc, lấy no đợi đói, đấy là nói

tóm tắt về trị lực".

"Người giỏi dùng binh xét ba nghĩa này mà suy ra thành sáu: Lấy dụ đợi

đến, lấy tĩnh đơi gấp, lấy nặng đợi nhẹ, lấy nghiêm đợi biếng, lấy trị đợi loạn,
lấy thủ đợi công.

Nếu trái lại thì sức không đủ, mà không có thuật trị lực thì làm sao có thể

đánh nhau được”.

Thái Tông nói: “Người đời nay học binh thư Tôn Tử, nhưng chỉ thuộc lòng

cảm văn, mà thật biết suy rộng ý nghĩa của nó, nên phép trị lực cần phải được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.