THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 344

Hồng vũ đại định, không rõ tên tác giả, hiện Thư viện khoa học trung ương

chỉ có một tập sách chép tay nhỏ gồm 6 thiên đề là Hồng vũ đại định binh thư
lược biên. Theo tên sách thì sách này thuộc đời Minh. Hồng vũ là niên hiệu
của Minh Thái tổ.

Sách Bảo giám thì chúng tôi không tìm thấy, trong thư mục của Tứ khố toàn

thư đề yếu của Trung quốc chỉ thấy có sách Tướng giám (gương làm tướng)
ghi chép sự trạng của những người hành quân giỏi của Trung quốc từ xưa, bắt
đầu từ Tôn Vũ, cuối cùng là Quách Sùng Thao đời Hậu Đường.

Còn bốn tác phẩm khác mà chúng tôi không tìm thấy ở Hà-nội là: Binh chế,

Vạn cơ chí, Yên thủy thần kinh, Hành quân tu tri, không hiểu tác giả là ai và
nội dung là thế nào.

Về tác phẩm Việt nam, thì Binh thư yếu lược trích dẫn sách Binh lược và

trích lục gần hết sách Hổ trướng khu cơ. Sách Binh lược thì chúng tôi không
tìm thấy, nhưng đoán là sách Việt nam về đời Nguyễn, là vì thấy nó dẫn những
việc thuộc lịch sử Việt nam từ cuộc xâm lược của quân Minh đến cuộc khởi
nghĩa Tây sơn. Ngoài ra còn có tài liệu của Bộ Binh triều Nguyễn.

Sách Hổ trướng khu cơ theo Đại nam thực lục chính biên là do Đào Duy Từ

soạn ra hồi nửa đầu thế kỷ XVII.

Hiện nay ở Hà-nội chỉ có một bản Binh thư yếu lược chép tay của Thư viện

khoa học xã hội, gồm 4 quyển, đề là Trần Hưng Đạo vương soạn(!), không có
tựa, chữ viết xấu, lại do nhiều người chép (xem nét chữ khác nhau), nhiều chữ
sai, cũng có không ít chỗ sót. Trước khi phiên dịch, chúng tôi phải làm công
việc hiệu đính bản chữ Hán. Về những đoạn văn trích lục ở các binh thư
Trung-quốc thì chúng tôi đối chiếu với nguyên văn theo các sách tìm thấy ở
Thư viện khoa học xã hội. Nếu là những sách không tìm thấy ở Thư viện ấy thì
chúng tôi đành phải theo văn pháp và văn nghĩa mà hiệu đính, cũng như đối
với những đoạn do chính tác giả biên soạn; về phần này, tương đói ít, thì có
khi tác giả cũng chỉ là tóm tắt ý kiến của các sách xưa thôi.

Theo nội dung Binh thư yếu lược như trên thì không thể xem nó là di tác của

Hưng Đạo vương được. Đấy là một bộ sách được biên soạn theo một phương
pháp đặc biệt, do nhiều nhà thông hiểu binh pháp thời Trần (có thể đặc biệt là
Hưng Đạo Vương), thời Lê, thời Nguyễn tiếp tục nhau mà biên soạn bằng cách
trích lược những binh thư các đời của Trung-quốc và của nước ta, thỉnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.