THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 345

thoảng những người biên soạn có thêm những đoạn có quan hệ với những sự
kiện quân sự vào kinh nghiệm của nước nhà, hoặc tóm tắt ý kiến của các sách
xưa một cách gọn gàng.

Sách này được hoàn thành ở thời nhà Nguyễn.
Trong khi phiên dịch chúng tôi đã bỏ những đoạn có tính chất mê tín, đặc

biệt là ở chương “Thiên tượng” thuộc quyển I, ở các chương “Chiêm phong
vũ” và “Binh trưng” thuộc quyển II. Phương pháp biên soạn sách này có hơi
lỏng lẻo, cho nên có những đoạn ở trên đã chép mà lại chép thêm ở dưới, hoặc
có một đôi đoạn hình như chép lộn, những đoạn chép trùng hay chép lộn ấy
chúng tôi đều bỏ cả. Cuối cùng, tất cả những đoạn lấy ở Hổ trướng khu cơ
chúng tôi đều bỏ đi để đem cả tập Hổ trướng khu cơ dịch làm phần phụ lục mà
nêu riêng một tác phẩm về binh pháp của nước ta có ít nhiều màu sắc dân tộc.

Sách Hổ trướng khu cơ hiện ở Thư viện khoa học xã hội có năm bản chép

tay A157, A565, A1783, A2117, A3003, Chúng tôi lấy bản số A157 là bản đầy
đủ nhất để dịch, nhưng trong khi dịch chúng tôi đã đối chiếu với các bản kia và
với những chương những mục được trích lục trong sách Binh thư yếu lược để
đính chính những chỗ sai sót.

Những hình vẽ về trận đồ và về binh khí chiến cụ dùng trong bản dịch này là

vẽ lại theo hình vẽ của sách Võ kinh tổng yếu trong bộ Tứ khố toàn thư trận
bản sơ tập (Thư viện khoa học xã hội số P1121), của sách Vũ bị chế thắng chí
(Thư viện khoa học xã hội số AC597) và của sách Hổ trướng khu cơ (Thư viện
khoa học xã hội so A157).

Binh thư yếu lược do Nguyễn Ngọc Tỉnh phiên dịch.
Hổ trướng khu cơ do Đỗ Mộng Khương phiên dịch.
Người hiệu đính
ĐÀO DUY ANH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.