THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 569

đánh giỏi. Duy người biết lo mới hay chống được sự lo. Đời xưa Công Thâu và
Mặc Địch hằng cùng chống nhau mà cùng làm thầy cho nhau.

Cách giữ thành giỏi.
Một là hiểm yếu. Bắc phương nhận hàng, Lương-châu

1

hòa với rợ Nhung mà

mở đất nghìn dặm, chẳng mượn chiến công. Chủng đóng Khoan-châu, chữa lại
thành bỏ, Giới dời đến Hợp-thành, lại dời sang Điếu-sơn, thế gọi là giữ hiểm.
Ngụy được Hải-châu, thành gối núi cô, Đình-chi giữ đất Dương, dòm núi
Bình-sơn, đều là nhờ trọng thành bao bọc ở trong, hoặc đào ngòi rãnh để ngăn
ngựa, hoặc chứa ao hồ để hãm địch, hoặc cách ba biển mà bảo vệ thành Sính,
hoặc trồng cây du để chặn quân kỵ, thế gọi là đặt hiểm. Hoặc được đất chắc,
đều có thể làm gốc bền vững được; bùn nổi cát xốp thì phải đào vét cho hết, y
như cách đào giếng, một tầng cát một tầng bùn, cuối cùng hẳn có đất vàng.
Đến như nền móng rộng dày, thì tính ở trên mà chở đất bồi vào cho bền chắc
mà không lở.

Hình 48. Kiểu thành
Hai là bền dày. Kim Thế tôn lấy đất ở Hổ-lao để đắp Biện-thành

2

, đến khi

Mông-cổ đánh Biện-thành, súng bắn vào chỉ lõm mà thôi, thế mới gọi là bền.
Chu Tự trấn đất Tương-dương

3

, mẹ Tự là Hàn thị bảo rằng góc tây-bắc hẳn bị

địch đánh trước, bèn ở góc ấy đắp xiên hơn 20 trượng, khi giặc đánh góc tây-
bắc vỡ, bèn bền giữ thành mới; thế mới gọi là dày.

________________________________

1.

Tức là đất Hán-trung thuộc đất tỉnh Thiểm-tây ngày nay.

2.

Biện thành: tức là Biện-kinh của nhà Tống, đất huyện Khai-phong tỉnh

Hà-nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.