1. Về binh pháp Trung Hoa :
Lục thao và Tam lược là 2 pho binh thư vào hang cổ nhất với danh nghĩa là
của Thái Công Khương Tử Nha – vị Thừa tướng làm nên sự nghiệp 800 năm
của nhà Chu. Tuy nhiên , nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ vào giá trị thực
của 2 bộ sách này, trong đó có những dấu hỏi về vị tác giả nửa thực nửa hư mà
người ta biết chủ yếu qua huyền thoại và pho tiểu thuyết Phong Thần viết dưới
triều Minh . Sự nghi ngời cũng vậy với bộ Tố thư thường được đi kèm như
phụ lục của Lục thao và Tam lược với tác giả lại là một vị tiên. Ông tiên
Hoàng Thạch Công này, theo tương truyền , là người đã tu chỉnh binh pháp của
Khương Thái Công và trao cho Trương Lương .Với bộ Tố thư đó ( cũng theo
tương truyền ) Lưu Hầu Trương Tử Phòng đã làm nên sự nghiệp 400 năm của
nhà Hán . Vì vậy, xét về giá trị , 4 bộ binh thư quan trọng nhất phải là binh
pháp Tôn Tử, Ngô Tử ( vẫn được gọi là binh pháp Tôn Ngô ),Tư Mã , và
phần nào là Đường Thái Tông – Lí Vệ Công vấn đối. Những vị tác giả của
các bộ sách này tỏ rõ sự hiện hữu của mình trong lịch sử và hơn nữa, những
điều họ viết đi sâu vào thực tế chứ không viển vông và mở hồ. Tôn Tử là
tướng nước Ngô, Ngô Tử là tướng nước Ngụy và nước Sở, Tư Mã Điền
Nhương Tư là tướng nước Tề. Cả ba người đều góp công dựng nên những
nghiệp bá cho vua nước mình giữa thời đại đông Chu đày loạn lạc.Đường
Thái Tông – Lí Vệ Công vấn đối được coi là của Vệ Công Lí Tĩnh – một
mưu thần mà kế sách cũng vào loại lừng danh . Ngược lại , một nhân vật lịch
sử hết sức quan trọng là Võ Hầu Gia Cát Lượng đã bị thần thánh hóa qua tác
phẩm Tam Quốc diễn nghĩa nên dường như những gì vẫn được coi là trước tác
của ông lại mang đầy vẻ thần bí của một đạo sĩ. Giá như trong này chúng ta
gặp sơ đồ của “ trâu gỗ, ngựa máy” thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm .
Cho nên ngoài 4 pho binh thư chính đã nói ở trên , các pho còn lại đều có vẻ
do hậu sinh trước tác. Dù vậy , cả 9 pho binh pháp đó đều vẫn có những giá trị
thực sự không thể chối bỏ. Do đó , chúng tôi vẫn tập hợp lại toàn bộ các pho
binh thư và vẫn để nguyên tên tác giả như bao đời nay đã thế.