Lê Thủ-chân nói: Trận là bày binh, chẳng qua là bộ khúc phân minh, quân
cơ chỉnh túc mà thôi. Tuy nhiên, cái đạo làm tướng mà không biết trận pháp thì
khác gì chân què mà chạy, ngoảnh mặt vào tường mà đứng, để đến nỗi tính
mệnh ba quân xác tan ở sa trường, hồn vùi ở chiến địa, mà tiều tụy ở khoảng
lưỡi gươm mũi giáo là tội bởi ai? Cho nên Hiên-viên xem trên xét dưới, thấy
trời có các sao Vũ-khúc Phá-quân, đất có các tượng Ngũ nhạc Cửu châu, thì
biết khoảng trời đất đã có trận thế tự nhiên rồi, huống chi là người! Bởi thế
mới đặt ra các trận pháp Thái cực, Thái tố, Thái thủy và Hà đồ, Bát quái, Tiên
thiên, khắp rồi trở lại; vòng quanh không mối, biến hóa mầu nhiệm, đều có lẽ
tự nhiên của trời đất. Cho nên bạn tôi cho rằng công Hoàng đế sánh cùng trời
đất cũng chẳng phải sao! Bởi vì phép trận, không đầu không đuôi, không sau
không trước, bốn phương tám mặt, hồn thiên không biết đầu mối, vạn ngựa
nghìn binh, san sát chẳng biết cửa ngõ. Đến khi giặc đánh chỗ nào thì lấy chỗ
ấy làm đầu, mà tách ra trước sau tả hữu để đến cứu. Cho nên Binh pháp nói
rằng “chỗ nào đụng là đầu”, chẳng rất đúng sao!
_______________________________________
1.
Chính kỳ biến hóa: Biến hóa chính làm kỳ, kỳ làm chính.
2.
Khởi phục hành chỉ: Dậy nấp, đi dừng.
3.
Long-trung: Tên núi ở tỉnh Hồ-bắc, nơi Gia-cát Lượng ở ẩn.
*
* *
Trận thứ nhất: Thái cực bao hàm.
Trận thứ hai: Thái tố tam tài.
Trận thứ ba: Biến làm trận Thải thủy hồn nguyên