THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 703

cách nhau rất xa, thì gọi là viễn địa. Nếu quân giặc khiêu chiến thì tất có quân
phục, ta nên cẩn thận.

Hình thế mười kiểu đất ấy là đại lược của binh gia, còn như những điều nhỏ

nhặt thì không thể nói hết. Ví như chỗ gần núi cao cũng không nên đóng, là sợ
trong núi có quân phục; nếu là bên cây rừng rậm rạp cũng không nên đóng, là
sợ bốn phương có quân phục. Còn như đường trước núi non khuất khúc thì
không nên khinh tiến; đường sau núi non chắn ngang, thì không nên tiến gấp,
đặt phục mà giữ, phòng quân giặc chặn sau lưng ta. Và như trước mặt hai bên
đều có núi ngăn trở, nếu quân ta đóng ở đất ấy thì gấp sai du binh dò thăm
đường khe bốn phía, cùng các đường tắt, đặt phục mà giữ, để phòng giặc ngầm
đến đánh ta, như thế mới là thượng sách. Cho nên đạo làm tướng tất lấy địa lý
làm đầu.

Bạn ta nói: Mầu nhiệm thay! Ta phải viết lấy. Vậy có thơ rằng:
Thảng vân trí tướng thiện hành binh.
Thập pháp chi trung vật tự khinh.
Khoáng dã bình nguyên nghi kết trận;
Y sơn bàng thủy khả an dinh.
Dương su tu tảo phòng hung địa;
Chấn lữ vưu đương chiếm địa hình.
Viễn cận hiểm di tâm tận quát;
Phong trần nhất tảo trứ phương danh.
(Nay xem trí tướng khéo hành binh; Mười phép trên này chớ tự khinh. Nội

rộng đồng bằng nên kết trận; Dựa non bên nước khá bày dinh. Đóng quân
trước hết phòng hung địa; Cắm trại càng nên chiếm địa hình. Hiểm dễ xa gần
lòng thấu suốt; Phong trần quét sạch để phương danh).

_________________________________

1.

So sánh với các chương “Cửu địa” và “Lục hình” của sách Võ kinh tổng

yếu, Tiền tập, quyển 9.

2.

Nhật nguyệt tinh thần: Mặt trời mặt trăng và các vì sao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.