THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 702

Trước có người bạn hỏi tôi rằng: Địa lý là gì? Tôi đáp rằng: Địa thì có mười

kiểu, bốn kiểu xấu, sáu kiểu tốt. Bốn kiểu xấu là thế nào? Một là đất thiên
kháo, hai là đất tử phách, ba là đất tử trụ, bốn là đất tử ngục. Trong bốn đất ấy
dẫu có trí tướng ở vào đấy cũng không làm thế nào được.

Bạn nói: Xin nghe hình thế những kiểu đất ấy.
Tôi đáp: Phàm bốn bề đồng bằng, giữa có thung lũng thì gọi là thiên kháo;

nên kiêng cửa thung lũng mà đừng đóng dinh, sợ giặc đánh bốn mặt mà không
có lối tiến lui. Còn chỗ bốn phương là nội rộng, trong có một núi một thung
lũng thì gọi là song thiên kháo, đất ấy thì kiêng đầu núi, chớ đóng dinh, sợ giặc
tự đằng sau qua núi mà ta mất chỗ hiểm, tiến lui đều khó, sẽ bị giặc bắt. Chỗ
nào tha ma mộ địa thì gọi là đất tử phách, sĩ tốt ban đêm hay hoảng hốt, rồi
sinh bệnh tật, đó là âm cảm sinh ra. Chỗ nào bốn bên bằng phẳng, giữa có gò
cao hình như cái chậu úp thì gọi là đất tử trụ, chớ đóng dinh, một là sợ bốn
phương sương gió, hai là sợ bốn mặt bị giặc. Chỗ nào bốn bề đều có gò núi, ở
giữa bằng phẳng hình như cái chậu ngửa, thì gọi là đất tử ngục, chớ đóng dinh,
sợ giặc dựa cao mà đánh xuống.

Sáu kiểu đất tốt là gì? Một là thông địa, hai là quai địa, ba là chi địa, bốn là

ải địa, năm là hiểm địa, sáu là viễn địa. Chỗ nào bốn phương đều có đường sá
đi lại được thì gọi là thông địa. Đất này có thể dựa vào mà đóng trại, sau có
đường lương, mà tiện đường viện binh. Các ngả đường tắt thì cần phải quan
phòng, đừng cho giặc ngầm đến. Chỗ nào quân dễ đi mà khó lại thì gọi là quai
địa. Đất này thì sai người thám thính quân giặc, nhân lúc giặc không phòng bị
mà ta đánh úp thì có thể phản khách làm chủ, giặc tiến lui đều khó mà sẽ bị
bắt. Chỗ nào hai bên xuất chiến đều bị bất lợi thì gọi là chi địa. Nếu có giặc
trước đến khiêu chiến là giặc nhử ta, ta không nên đánh, ta nên lấy nhàn mà
đợi nhọc, đợi quân giặc đến gần trại ta, ta đem quân sinh lực ra đánh, thì tất là
thắng. Đóng quân cửa thung lũng mà hai bên đều có núi cao thì gọi là ải địa.
Gặp chỗ này lập tức chia quân kết trận mà giữ cửa thung lũng để đợi quân giặc
xung đột. Nếu giặc trước chiếm đất ấy, thì ta nên kết trận ở ngoài cửa thung
lũng, hai bên tả hữu đều đặt quân phục, đợi giặc ra cửa thì ta đón mà đánh, hẳn
là phải thắng. Còn như ở chỗ cao mà đánh xuống thấp, giữ chỗ dễ đánh chỗ
nguy, thì gọi là hiểm địa. Gặp đất này thì nên chiếm trước làm lợi. Nếu giặc
chiếm được trước thì ta lui đi, đợi cơ giặc, không nên giao chiến. Nếu hai quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.