6.Uất-Liễu-Tử
7.Lý-Vệ-Công Vấn-Đối
Trong đời Minh có các bộ :
Võ-Kinh Khai-Tông (14 quyển) của Huỳnh-Hiến-Thần
Võ-Kinh Tá-Nghị (7 quyển) ;
Võ Biên (12 quyển) của Đường-Thuận-Chí
Võ-Bị Chí (240 quyển) của Mao-Nguyên-Nghi
Võ-Bị Tâm-Lược (7 quyển) của Thi-Vĩnh-Đồ, vân vân.
Các binh thư soạn ra thực là nhiều, không kể xiết! Nhưng từ đời Minh trở về
sau binh-học của Trung quốc có vẻ suy-đồi nên các binh-thư soạn ra về sau ít
được người đời nhắc nhở.
Trong dĩ-vãng, nước Việt-nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Các triều
đại lớn như Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều được xây-dựng và giữ-gìn
bằng chiến-công nên không thể xao-lãng nghề võ. Vì chịu ảnh hưởng của văn-
minh Trung-quốc, các võ tướng Việt Nam ắt phải đọc những binh thư của
Trung-quốc điều ấy cũng hợp lẽ, vì các binh-thư ấy rất có giá-trị, không phải
riêng đối với Á-Đông, mà còn đối với thế giới nữa. Thử hỏi các binh-gia Âu-
tây ngày nay, ai mà không biết uy-danh của SUN TZE tức là Tôn-Tử?
Ngoài ra, các triều-đình Việt Nam cũng có san-định võ-kinh riêng để cho
các tướng sĩ học tập. Nếu chỉ kể những bộ nổi tiếng nhất thì đời Trần có bộ
Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền và bộ Binh-Thư Yếu-Lược của Hưng-Đạo Vương
Trần-Quốc-Tuấn, đời Nguyễn có bộ Hổ-Trướng Xu-cơ của Lộc-Khê Hầu Đào-
Duy-Từ.
Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền là một binh-thư rất quí, thuộc loại âm-dương học,
không thể phổ-thông ra ngoài dân chúng, vậy ta không thể bàn-luận điều gì.
Nhân-Huệ-Vương Trần-khánh-Dư đề tựa sách ấy, viết như sau:
“Phàm dùng binh giỏi thì không cần bày trận, bày trận giỏi thì không cần
đánh, đánh giỏi thì không thua, khéo thua thì không mất.
“…Ngài Quốc công của chúng ta (tức là Vương Hưng-Đạo) xem hoạ đồ của
các nhà mà soạn thành một bộ sách, tuy chỉ chọn lấy các chỗ tinh-vi nhưng
sao lục đầy-đủ các chỗ cốt-yếu, loại bỏ các chỗ vụn vặt, rút lấy các chỗ thực-
dụng, đều lấy năm hành tương ứng chín cung thay nhau, phối-họp cứng mềm,
xoay-chuyển tuần-hoàn, lạ-lùng bất ngờ, về thần-sát thất-diêu {trời, trăng và 5