6) Thứ sáu là dùng sắc đẹp mà thử họ để xem lòng trinh chính của họ.
7) Thứ bẩy là đem việc khó mà bảo họ để xem lòng dũng cảm của họ.
8) Thứ tám là cho bọ uống rượu say để xem thái độ của họ.
40.- DÙNG TƯỚNG:
Hỏi : Nếu có một viên tướng mạnh dạn, một viên tướng cơ trí phải dùng họ
như thế nào mới được?
Đáp : Tướng mạnh dạn thì có tài đánh phá chỗ kiên cố của địch, vây hãm
trận địch, có tướng mạnh thì có thể gây nên thế mạnh. Về việc lo liệu đối phó
với quân địch, sắp đặt kế hay, tùy cơ ứng biến, nếu không có tướng cơ trí thì
không thể làm được.
Nếu tướng chỉ cậy dõng cảm mà thôi thì phải thua mưu trí vậy. Cho nên
ngày xưa, xây đàn, lên đài, đẩy trục xe (*), ắt phải tìm mời tướng súy có cơ trí
để làm chỗ trông cậy cho người tướng mạnh dạn. Do đó người làm chủ tướng
không cần phải biết phép thuật, đánh gươm cưỡi ngựa, bắn cung, mà cần phải
hiểu biết thông suốt các việc xưa nay.
Vậy phải giao trách nhiệm chỉ huy cho ai? Muốn biết một viên tướng là tài
giỏi hay ngu tối, ta phải thử thách họ để coi họ động lòng hay không.
(*) Đó là phép đăng đàn bái tướng của vua chúa đời xưa: Võ
Vương phong tướng cho Khương Tử Nha, Hán Cao Tổ phong tướng
cho Hàn Tín…vân vân...
41.- CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TƯỚNG NGU TỐI CỦA ĐỊCH QUÂN :
Thử thách mà động lòng đó là hạng tướng ngu tối. Tướng ngu tối thấy lợi thì
động lòng, khinh thường quân địch nên động lòng. Về phương pháp đối phó, ta
nên dùng hai cách phỉnh gạt sau này để bắt tướng ấy :
- Đối với tướng tham lợi, ta dùng mồi nhử để bắt họ.
- Đối với tướng coi thường đối phương, ta giả vờ khiếp nhược để câu nhử
thì có thể bắt được họ.
42.- CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TƯỚNG GIỎI CỦA ĐỊCH QUÂN :
Thử thách mà không động lòng, đó là hạng tướng tài giỏi. Tướng tài giỏi, có
mưu trí đầy đủ nên không động lòng, có pháp thuật đầy đủ nên không động
lòng. Về phương pháp đối phó, ta nên dùng hai cách giúp thêm sau này để
chống chọi.