- Khi hai bên dùng trí đấu nhau, mưu-trí của ta không hơn được mưu trí của
địch, thì ta dùng pháp thuật giúp thêm vào, để che ngăn chỗ sơ hở khi địch
nhân lúc ta thua trí mà đánh vào.
- Khi hai bên dụng phép thuật để đánh nhau, mà phép thuật của ta không
hơn được phép thuật của địch, thì ta dùng mưu trí giúp thêm vào, để ngăn ngừa
sự biến loạn, khi địch thừa dịp ta sơ hở về phép thuật mà đánh vào.
43.- CHIẾN LƯỢC:
Đây là mưu đánh. Khi giao binh, nếu muốn biết tình trạng hư thực của địch,
ta hãy làm cho người lộ hình tích mà giữ cho ta vô hình. Ta làm cho người bộc
lộ tình trạng hư thực, đánh vào chỗ sơ hở của họ mà thành ra đánh được chỗ
vững bền của họ.
Nếu ta đánh vào chỗ vững mạnh của địch, ắt là ta sai lầm, nếu ta đánh mạnh
vào chỗ sở hở của địch thì ta được vững mạnh, sai lầm ở trên là bởi lẽ đó. Sâu
kín đến nỗi trở nên vô hình, giấu kỳ ở trong chính, giấu chính ở trong kỳ, lấy kỳ
làm chính, lấy chính làm kỳ.
Phép đánh là dùng chính để hợp, dùng kỳ đề thắng, phép chiến thắng không
ra ngoài kỳ chính, cách biến hóa của kỳ chính không bao giờ hết được. Kỳ và
chính sinh ra nhau như vòng tròn không có đầu múi. Xét hư thực, hiểu rõ đâu
là vững chắc đâu là sơ hở, khéo dùng phép kỳ chính, đó là ba vật báu của binh
pháp.
Biết mình biết người, trăm đánh trăm thắng. Nuôi khí lực của dân, định tâm
chí của quân, đó gọi là biết mình. Xét tình hình quân địch, đó gọi là biết
người.Việc ấy có ba điều trọng yếu, phát xuất từ ba căn bản, tại sao thế?
Theo phép cầm binh thì “dụng” bên ngoài khoan nghiêm không chừng,
nhưng “thể” bên trong phải nghiêm, cho nên binh gia và pháp gia phụ giúp
cho nhau; hình trạng bên ngoài thì động tĩnh vô thường nhưng phải lấy tĩnh
làm chủ, cho nên binh gia và âm phù gia (pháp sư) phải nhờ cậy nhau. Việc
hình pháp không cần phải kiêm thêm việc binh, nhưng trái lại việc binh chưa
bao giờ khỏi kiêm thêm việc hình pháp; pháp thuật không cần dùng binh mã,
nhưng binh gia chưa bao giờ khỏi dùng pháp thuật. Cho nên mới nói rằng: ba
điều trọng yếu do ba căn bản. Dùng sở trường của các nhà rồi suy tính lợi hại,
như thế mưu lược sẽ được hoàn bị.
44.- CÁCH DÙNG TƯỚNG: