việc cũng sẽ tốt lành. Biết quí trọng công lao thì không cần cầu đảo cũng được
phước may.
Lại có nói: Thời trời chẳng bằng đất lợi, đất lợi chẳng bằng người hòa. Các
thánh xưa chỉ biết thận trọng nhân sự mà thôi.
75.- TỔ QUỐC TRÊN HẾT:
Ngày chịu mệnh tướng liền quên nhà, kéo quân đóng trại thì quên người
thân, cầm dùi đánh trống thì quên mình.
76.- PHÒNG NGỪA:
Khi Ngô Khởi ra trận, hai bên tả hữu dâng kiếm. Khởi nói rằng: Tướng chỉ
trông coi cờ trống, gập nguy nan thì quyết đánh, lo điều khiển ba quân, đó là
việc của tướng. Chỉ cầm một thanh kiếm, đâu phải là việc của tướng.
Cho nên kẻ biết đạo ắt trước hết phải lo liệu, chẳng chịu thất bại về sự không
biết ngăn ngừa. Điều xấu là ở chỗ kẻ có công nhẹ dạ tiến lên cầu đánh. Quân
địch lo liệu ngăn ngừa ta, ta tới thì bị địch chế ngự. Cho nên binh pháp nói
rằng: Cầu có mà theo, thấy có thì giúp vào nên chủ nhân chẳng dám chống cự,
nếu xúc phạm thì bị đánh tan.
77.- MƯU TRÍ:
Lời nói bừa bãi, không cẩn thận thì sự phạm thượng không thể ngăn ngừa.
Nước lụt, sấm sét có thể làm cho ba quân loạn lạc. Bấy giờ phải dùng mưu trí
để trị yên, dẹp loạn. Thảo luận tại miếu đường để tìm kế hay. Luận việc trao
mệnh để thêm long trọng. Luận cách khắc phục gian nan để thêm sắc bén. Như
thế có thể đánh thắng nước địch và hàng phục họ.
78.- CHÂM NGÔN: