Thứ hai: Ghen ghét kẻ hiền tài
Thứ ba: Tin kẻ dèm pha, ưa kẻ nịnh hót
Thứ tư: Liệu lường về người mà chẳng liệu lường về mình
Thứ năm: Do dự mà không quyết định được
Thứ sáu: Mê say rượu ngon, sắc đẹp
Thứ bảy: Thích việc dối trá nhưng lòng hãi sợ
Thứ tám: Nói năng bừa bãi mà chẳng giữ lễ nghi.
91.- PHẨM CÁCH CỦA TƯỚNG SÚY:
Người tướng có nhiệm vụ nguy hiểm, bởi vì nhiệm vụ quan trọng ắt phải
nguy hiểm. Cho nên người tướng giỏi không ỷ mạnh, không cậy thế, được
thương yêu mà không mừng, bị lăng nhục mà không sợ hãi, thấy lợi mà không
ham, thấy rượu ngon sắc đẹp mà không mê say, một lòng liều thân vì nước mà
thôi.
92.- ĐIỀU MONG ƯỚC:
Bốn điều mong ước là:
- Đánh thì mong dùng được kế lạ.
- Mưu đồ thì mong được kín nhẹm.
- Quân lính thì mong được yên tĩnh.
- Lòng người thì mong được chuyên nhất.
93.- TƯỚNG GIỎI:
Đức tánh của người tướng giỏi là: cứng rắn mà không bị bẻ gẫy, mềm mỏng
mà không bị vày vò. Cho nên có thể dùng yếu để chống mạnh, dùng mềm để
chống cứng. Mềm mãi, yếu mãi thì sẽ bị tước đoạt. Cứng mãi mạnh mãi thì sẽ
bị thất bại. Không cứng, không mềm, đó là lẽ thường của đạo.
94.- HAI TÁNH XẤU: KIÊU CĂNG VÀ BIẾNG NHÁC:
Người tướng không thể kiêu căng. Kiêu căng thì thất lễ. Thất lễ bị người rời
bỏ. Bị người rời bỏ thì quân lính sẽ phản loạn.
Người tướng không thể biếng nhác, nếu biếng nhác thì việc tưởng thưởng
không được thi hành chu đáo, sĩ tốt sẽ không hết lòng vâng mệnh, quân đội sẽ
không lập công, nước nhà sẽ bị hư hoại, giặc cướp sẽ đầy rẫy.
Khổng Tử nói: Nếu có người tài giỏi như ông Chu Công, nhưng kiêu căng
và biển lận thì kẻ ấy không dùng được, không cần xét tới các đức tánh khác.
95.- NĂM ĐỨC TÍNH: