- Cao quý, trong sạch để khuyên đời
- Hiếu kính để nêu danh
- Tín nghĩa để giao du với bạn bè
- Nhân ái để dung người
- Hết sức để lập công.
Đó là năm đức tính của người tướng.
96.- TÁM VIỆC XẤU:
- Có mưu trí mà không phân biệt được phải trái.
- Biết lễ nghi mà không dùng được bậc hiền lương.
- Làm chính trị mà không chỉnh đốn được hình pháp.
- Giàu mà không cứu giúp được kẻ nghèo.
- Có trí thức mà chẳng có thể chuẩn bị khi việc chưa thành hình.
- Lo toan mà không phòng bị được việc nhỏ kín.
- Khi thành đạt mà không thể tiến cử kẻ mà mình biết khả năng.
- Thua mà không thể tự mình ngăn mình đừng hủy báng.
Đó là tám việc xấu.
97.- KHINH NGƯỜI:
Kinh thư nói rằng: Khinh lờn người quân tử thì không thể được lòng hết mọi
người, khinh lờn kẻ tiểu nhân thì không thể dùng hết người.
98.- PHÉP DÙNG BINH:
Điều cốt yếu trong việc dùng binh là: cầm nắm lòng dạ của mọi anh hùng,
thi hành nghiêm chỉnh việc thưởng phạt, bao gồm nghề văn nghiệp võ, kiêm cả
hai thuật cứng mềm, xem hết các thuyết lễ nghĩa, trước dùng đức rồi sau mới
dùng võ lực, yên tĩnh như cá lặn, di chuyển mau lẹ như con rái cá, phá tan chỗ
kín liền của giặc, bẻ gãy chỗ mạnh của giặc, dùng cờ xí rực rỡ, ban hiệu lệnh
bằng chiên trống, lui như núi dời, tiến như gió mưa, dấy binh như xuống dốc,
đánh mạnh như cọp dữ, bức bách nhưng dung nạp địch, lấy lợi để dụ địch,
dùng lễ để giữ địch, tự hạ mình để địch sinh kiêu căng, kết thân để ly gián
địch, làm cho ta thêm mạnh, mà trái lại làm cho địch suy yếu.
99.- CHÁNH TRỊ CỦA TƯỚNG SÚY:
Ai bị nguy khốn thì làm cho họ yên ổn, ai sợ sệt thì làm cho họ vui lòng, ai
phản nghịch thì đem họ trở về, ai bị oan ức thì giải cứu họ, ai cường thắng thì
đè nén họ, ai yếu đuối thì nâng đỡ họ, ai nhiều mưu kế thì gần gũi họ, ai dèm