Khi ra quân, phải có lề lối. Mất lề lối thì phải gặp việc bất lợi. Lề lối có 15
thứ là:
Thứ nhứt: Biết lo liệu, nghĩa là rành rẽ về việc gián điệp
Thứ hai: Biết nói, nghĩa là giữ gìn lời nói
Thứ ba: Mạnh dạn, nghĩa là đánh với số đông mà không nhiễu loạn
Thứ tư: Liêm khiết, nghĩa là thấy lợi mà vẫn nghĩ đến điều nghĩa
Thứ năm: Công bằng, nghĩa là thưởng phạt đều nhau
Thứ sáu: Nhẫn nhịn, nghĩa là giỏi chịu điều xấu
Thứ bảy: Khoan hồng, nghĩa là dung nạp người
Thứ tám: Tín thực, nghĩa là nhận lời một cách khó khăn
Thứ chín: Cung kính, nghĩa là giữ lễ đối với các bậc hiền tài
Thứ mười: Sáng suốt, nghĩa là không dung nạp các điều sai lầm
Thứ mười một: Cẩn thận, nghĩa là không làm điều trái lẽ
Thứ mười hai: Nhân ái, nghĩa là giỏi nuôi dưỡng sĩ tốt
Thứ mười ba: Trung nghĩa, nghĩa là liều thân vì nước
Thứ mười bốn: Giữ phận, nghĩa là biết dừng, biết đủ
Thứ mười lăm: Có mưu trí, nghĩa là tự lo cho mình rồi sau lo cho người
104.- TƯỚNG LÀ GỐC:
Vả lại nước lấy binh làm gốc, binh lấy tướng là gốc, sĩ tốt lấy tướng làm
chủ. Bởi thế muốn có binh mạnh để đánh thắng hoặc giữ vững thì trước hết
phải biết dùng tướng, tìm được người phò tá rồi sau mới có thể thị uy giữa
thiên hạ, làm cho mọi rợ bốn phương phải tới hàng phục, đó là gốc lớn của kẻ
được nước.
105.- PHÒNG THỦ VÀ TẤN CÔNG:
Tướng chỉ biết dùng phép chính mà không dùng phép kỳ, đó là tướng phòng
thủ.
Tướng chỉ biết dùng phép kỳ mà không dùng phép chính, đó là tướng chuyên
về chiến đấu (tấn công).
Tướng chuyên về kỳ hay chuyên về chính đều có thể giúp nước được cả.
106.- QUAN SÁT:
Khi dấy binh, lập dinh, đánh trận, hãy xem cờ xí lay động thế nào, lắng nghe
tiếng chiêng trống, tính toán ngày giờ để xem điềm tốt xấu, tùy theo cách