chuyển vận của năm hành, tùy theo sự ra vào của thần vị, để tùy cơ ứng biến
mà dùng binh.
107.- THIÊN TƯỚNG:
Nếu có bậc thiên tướng thì quân địch không biết quân ta từ đâu mà tới, thực
giống như thần linh dùng binh. Quân ta không biết tướng ấy làm gì. Tướng ấy
động hay tĩnh đều có tiết độ phương hướng, nắm sự thắng bại trong tay, thấy
trước lòng dạ của trời đất quỷ thần nên có thể làm cho binh sĩ yên lòng.
108.- TƯỚNG CẦM NẮM HẾT THẢY:
Trong biên giới, việc của trăm họ đều giao cho tướng.
Ngoài biên giới, việc của nước ngoài cũng giao cho tướng.
109.- KHÔNG CẦN DÙNG BINH:
Ngạn ngữ nói rằng:
Tướng văn, tướng võ hiểu rành việc nước thì không cần dùng binh.
110.- ĐẠI TƯỚNG:
Biết mềm, biết cứng; tài hoa mà mạnh dạn; dõng cảm mà mưu cao; tròn nên
có thể vận chuyển; quay về mà ngay thẳng; thông hiểu khắp muôn loài mà lòng
muốn giúp thiên hạ; người thông thạo các điều trên có thể gọi là bậc đại tướng.
111.- NƯỚC MẠNH HAY YẾU TUỲ THUỘC VÀO TƯỚNG SUÝ:
Cho nên nói rằng: tướng súy là người giúp nước, giúp chu đáo thì nước
mạnh, giúp sơ hở thì nước yếu. Dùng tướng ắt phải xem dáng mạo, xét thần
khí để biết lòng dạ như thế nào.
Đặt làm vua cũng do nơi tướng, chọn người hiền tài để trao quyền bính, cất
nhắc mà chẳng nghi ngờ, tướng súy ắt bên trong phải ứng biến cho ngay thẳng,
bên ngoài phải xử sự phải thuận mệnh. Ứng biến ngay thẳng thì quân kỷ
nghiêm minh, xử sự thuận mệnh thì bề tôi giữ tròn trinh tiết, dấy binh chống
địch há chả là nạn chết chóc hay sao?
112.- TÀI NĂNG CỦA TƯỚNG SÚY:
Việc thành bại của quân lữ đều có thể trông thấy ở người tướng, há là hành
vi của người tướng hay sao? Hành vi của người tướng là việc dùng. Trí ngang
với muôn người mà nếu không dùng được muôn người thì cũng giống như kẻ
ngu. Võ dũng hơn ba quân thì cũng giống như kẻ yếu đuối. Kẻ giỏi làm tướng
thì đường đường chính chính nhưng cũng biết biến hóa, cứng cỏi nhưng biết
thương người, nhân từ nhưng có thể chém giết, mạnh dạnh nhưng hiểu biết